Cẩn thận với 5 vật dụng trong nhà như "quả bom hẹn giờ", có thể phát nổ bất cứ lúc nào
- Bác sĩ
- 16:05 - 30/09/2020
Cách đây không lâu, tại Phúc Kiến (Trung Quốc) ghi nhận một trường hợp cô gái trẻ nhập viện cấp cứu với tình trạng mắt phải bị tổn thương vì bị cốc giữ nhiệt phát nổ bắn vào mắt. Nhãn cầu của cô bị hỏng và mống mắt rơi ra, tình hình rất nghiêm trọng, phải phẫu thuật nhiều lần, thậm chí có thể mất thị lực. Đó là 1 trong 5 "quả bom" hiện hữu trong mỗi gia đình nhưng ít ai biết đến.
Cô gái 23 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng mắt phải do cốc giữ nhiệt phát nổ.
5 vật dụng dễ phát nổ trong các gia đình
1. Cốc giữ nhiệt
Nguyên nhân cốc giữ nhiệt phát nổ là do nước trái cây, các loại đồ uống nóng… nếu được lưu trữ lâu có thể tạo ra khí. Việc bảo quản các loại nước trong một thời gian dài ở một không gian kín sẽ làm tăng áp suất bên trong, lúc mở sẽ gây ra hiện tượng “trào”.
Ngoài các loại nước hoa quả, viên sủi, còn rất nhiều các loại thực phẩm không phù hợp để cho vào cốc/bình giữ nhiệt vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng hay tổn thương tới sức khỏe. Trong đó, điển hình nhất phải kể đến trà và sữa.
Trong trà có chứa axit tannic, theophylline, tinh dầu thiên nhiên nên bảo quản trong nhiệt độ cao, trà có thể bị lên men. Lúc này, các chất bổ dưỡng trong trà bị phá hủy, đồng thời giá trị dinh dưỡng của trà giảm đi rất nhiều. Với sữa, khi được đựng trong cốc/bình giữ nhiệt, nó sẽ khiến vi sinh vật trong sữa sinh sôi, uống sữa vào lúc này sẽ gây tiêu chảy và các phản ứng có hại khác cho người uống.
2. Gói hút ẩm
Tết Trung thu sắp đến, bánh trung thu là một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp này. Trong mỗi hộp, gói bánh đều có một gói hút ẩm. Hiện tại, chất hút ẩm hay được dùng chủ yếu sử dụng canxi oxit, silica gel làm nguyên liệu.
Canxi oxit thường được gọi là vôi sống. Nếu vôi sống phản ứng với nước, nó sẽ sinh ra nhiệt. Hãy tưởng tượng nếu bạn lỡ cho gói hút ẩm vào bình/cốc giữ nhiệt có nước thì việc cháy nổ là điều không thể tránh khỏi.
3. Bột mì và các loại tinh bột dạng bột
Bột mì và các loại tinh bột dạng bột có thể nổ nhưng nhiều người không biết điều này. Trên thực tế, bột mì và tinh bột đều rất dễ bắt lửa và bùng cháy rất nhanh. Khi loại "bụi" dễ cháy này lơ lửng trong không khí, chúng sẽ hòa với không khí tạo thành một hỗn hợp. Lúc này, nếu trong một không gian hạn chế, cộng thêm có nguồn lửa, chẳng hạn như có người châm thuốc, nó sẽ phát nổ.
4. Bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh có khả năng phát nổ nếu có một trong ba điều kiện sau:
- Cấu hình máy quá thấp.
- Máy đã sử dụng lâu ngày, linh kiện bị "lão hóa".
- Bình nóng lạnh trong quá trình sử dụng bị nóng quá mức cho phép khiến áp suất bên trong bình tăng cao.
5. Phòng tắm kính
Nếu nhà bạn ngăn cách nhà tắm bằng lớp kính thì bạn phải đặc biệt chú ý. Nếu vách tắm được làm bằng kính chất lượng kém, các vít cố định kính vặn quá chặt hoặc chúng ta không cẩn thận va vào kính, các lớp kính đó rất dễ “nổ vỡ”.
Ngoài ra, cần cẩn thận khi tắm vào mùa lạnh, nếu nhiệt độ chênh lệch giữa bên trong kính và bên ngoài kính quá lớn thì khả năng cháy nổ xảy ra là khá cao.
Nguồn: QQ, Healthline, Kknews. Ảnh: Kknews, Pinterest