CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:50

Cận Tết 2020, hãy cảnh giác với loại thịt bò khô làm từ phổi lợn, tẩm phẩm màu nếu không muốn ngộ độc, ung thư

Kinh hãi bò khô được làm từ phẩm màu, phổi lợn đến người bán cũng chẳng dám ăn

Những tháng cuối năm, nhiều người đã rục rịch rủ nhau tìm mua bò khô về tích trữ dần vì đây là món ngon cực kỳ hấp dẫn trong các dịp lễ Tết. Tiêu chí được người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa là những loại bò khô có màu sắc bắt mắt, vị ngon và giá phải thật sự rẻ, có nơi bán chưa tới 100 ngàn đồng 1kg bò khô.

Tuy nhiên, chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng đủ đến nhận ra sự bất thường trong những gói bò khô giá rẻ này: Giá trung bình của 1kg bò tươi là 220 – 250 nghìn đồng/kg. Theo các chuyên gia về ẩm thực, quá trình chế biến thịt bò khô sẽ có sự hao hụt rất đáng kể, 1kg thịt bò tươi sẽ chỉ cho ra lò khoảng 300g bò khô. Vì vậy, theo logic thông thường, giá một kg thịt bò khô phải có giá dao động từ 600 - 700 nghìn đồng thì mới đủ hoàn vốn.

Cận Tết 2020, hãy cảnh giác với loại thịt bò khô làm từ phổi lợn, tẩm phẩm màu nếu không muốn ngộ độc, ung thư! - Ảnh 1.

Thế nhưng, theo một đoạn clip do ANTV thực hiện thời gian gần đây, thịt bò khô những tháng cận tết đang bán với giá "rẻ như cho" tại nhiều nơi. Vào vai một người đi mua bò khô số lượng lớn, phóng viên được người bán tư vấn cho một loại bò khô có giá 420 nghìn đồng/thùng. Mỗi thùng 5kg, như vậy có mỗi giá cho mỗi kg bò khô chỉ  hơn 80 nghìn đồng.

Cận Tết 2020, hãy cảnh giác với loại thịt bò khô làm từ phổi lợn, tẩm phẩm màu nếu không muốn ngộ độc, ung thư! - Ảnh 2.

Cận Tết 2020, hãy cảnh giác với loại thịt bò khô làm từ phổi lợn, tẩm phẩm màu nếu không muốn ngộ độc, ung thư! - Ảnh 3.

Loại bò khô giá chưa đến 100.000 đồng/kg được nhiều người lựa chọn.

Rẻ, màu sắc đẹp mắt, phong phú chủng loại và có hương vị thơm ngon là những ưu điểm vượt trội từ loại bò khô này. Theo người bán hàng tiết lộ, loại bò khô không nhãn mác, hạn sử dụng này có thể bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm. Đặc biệt, vị chủ quán còn tiết lộ mặt hàng này thực chất là làm từ thịt lợn, thịt gà chứ hoàn toàn không làm từ thịt bò như tên gọi của nó.

Cận Tết 2020, hãy cảnh giác với loại thịt bò khô làm từ phổi lợn, tẩm phẩm màu nếu không muốn ngộ độc, ung thư! - Ảnh 4.

Người bán khẳng định túi bò khô mình bán thực chất làm từ thịt gà, thịt lợn.

Thịt bò khô đôi khi không chỉ được làm từ thịt bò, thịt lợn mà thậm chí còn được làm từ… phổi lợn. Trước đây tại huyện Bình Chánh, TP. HCM, cơ quan chức năng đã phát hiện một cơ sở sản xuất bò khô bằng phổi lợn. Tại thời điểm này, có đến 31kg phổi đang được luộc và 27kg bốc mùi.

  • Mắc bệnh nguy hiểm vì thịt bò khô: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ẩn sau món ăn khoái khẩu

Quy trình sản xuất bò khô bằng phổi lợn được thực hiện như sau: Phổi lợn sau khi luộc, được nhúng vào nồi nước gồm màu, hương bò và chất bảo quản để thơm mùi bò và sử dụng được lâu.

Người mua không hiểu biết là một nhẽ, đáng nói kể cả khi biết rõ mặt hàng này không an toàn, nhiều người bán vẫn thản nhiên nhập về miễn là có lợi nhuận. Cũng theo đoạn clip trên, một người bán hàng vô tư khẳng định với phóng viên "Có cho cũng không bao giờ ăn nhưng bán được thì cứ bán thôi".

Một người bán hàng khẳng định không bao giờ ăn bò khô mình bán.

Ham bò khô giá rẻ, coi chừng rước ung thư vào người

Chia sẻ với ANTV, PGS. TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) khẳng định chỉ cần nhìn qua những gói bò khô này cũng có thể biết đây là hàng giả bởi vì nó không hề có nhãn mác một cách chính thống, hơn nữa màu sắc của nó chắc chắn là đã sử dụng phẩm màu độc hại ví dụ như màu đỏ, vàng… Ngoài ra, rất có thể khi sản xuất loại bò khô này đã được sử dụng chất bảo quản vì người bán để vật để vạ ngoài đường, dưới nắng mưa cũng không hỏng. Nhưng nguy hiểm hơn, theo vị chuyên gia nhận định với cách bảo quản thịt bò khô như thế thì rất có thể sản sinh ra vi nấm, ví dụ như aspergillus, sẽ tiết ra độc tố là aflatoxin có thể gây bệnh ung thư.

Cận Tết 2020, hãy cảnh giác với loại thịt bò khô làm từ phổi lợn, tẩm phẩm màu nếu không muốn ngộ độc, ung thư! - Ảnh 7.

PGS. TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) chia sẻ với ANTV.

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm) cho biết, từ trước đến nay các chiêu trò để làm thịt bò khô giả có rất nhiều. Có những nơi sử dụng thịt lợn kém chất lượng rồi thực hiện tẩm ướp, có nơi cho dây sắn lẫn vào thịt bò, thậm chí có nơi còn làm bò khô từ phổi lợn… Người sản xuất sử dụng các quy trình tẩm ướp tinh vi đến mức khi ăn chúng ta khó mà phát hiện ra.

  • Những đối tượng "đại kỵ" với thịt bò, dù rất thèm cũng đừng ăn nhiều vì rất hại sức khỏe

Cũng theo PGS Thịnh, việc sử dụng phổi để thối, vi khuẩn đã xâm nhập để làm thịt bò khô vô cùng nguy hiểm vì nhẽ ra loại thực phẩm này cần phải được vứt đi. Nguy hiểm hơn, nếu mặt hàng này bị tẩm ướp thêm hóa chất, chất tạo màu có nguồn gốc công nghiệp, dạng bột thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người tiêu dùng.

Phân biệt thịt bò khô thật giả như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chỉ ra cách phân biệt thịt bò khô thật – giả như sau:

- Bằng màu sắc: Thịt bò khô thật có màu vàng sẫm, sợi dài, to. Còn loại thịt bò khô giả sẽ có màu đỏ vừa đến đỏ thẫm, sợi nhỏ, ngắn.

Cận Tết 2020, hãy cảnh giác với loại thịt bò khô làm từ phổi lợn, tẩm phẩm màu nếu không muốn ngộ độc, ung thư! - Ảnh 9.

- Bằng cách xé sợi: Đối với loại thịt bò khô thật, khi bạn dùng tay xé sợi sẽ phải dùng một lực khá mạnh. Trong khi đó, đối với loại bò khô giả thì chỉ cần miết sợi hoặc miếng thịt, sẽ thấy có màu đỏ thôi ra tay.

- Bằng khứu giác và vị giác: Loại thịt bò khô thật có mùi nồng rất đặc trưng của thịt bò, nhai vào sẽ có vị cay, ngọt, mặn vừa phải... Còn loại giả sẽ có ít mùi bò, mùi nồng, ăn vào lại thấy rất giống thịt lợn. Loại thịt bò khô từ phổi lợn, thớ thịt sẽ không rõ mà dính kết lại với nhau, có lẫn mùi hôi.

ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh