THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:41

Áo dài Việt đương đại: Tôn vinh tinh hoa văn hóa Việt

 

Áo dài Việt Nam trải dài theo dòng lịch sử

 Cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc, tà áo dài Việt ra đời và trải qua nhiều biến cố lịch sử đất nước. Cho đến hiện nay, áo dài Việt có nhiều những điểm cách tân song những nhà thiết kế luôn cố gắng để lưu giữ những nét truyền thống của áo dài xưa.

 

Bảo tồn giá trị truyền thống là điều quan trọng trong việc bảo tồn áo dài Việt

 

Nhìn lại lịch sử phát triển của áo dài Việt, Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đem đến cho hội thảo cái nhìn tổng quát nhất của quốc phục. Theo như trình bày của nhà nghiên cứu, đất nước ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử, cho đến bây giờ chúng ta chỉ còn có thể nhìn lại những dấu ấn và cách ăn, cách mặc của ông cha ta được in ấn trên những chiếc trống đồng Đông Sơn từ đời Hùng Vương. Những bộ y phục được lưu lại từ những thời Trần, thời Nguyễn là các di chỉ vô cùng quan trọng để các nhà nghiên cứu tiến hành bóc lớp, phục hồi và giữ lại những nét nguyên sơ của quốc phục Việt Nam.

 

Áo dài như một "nhân chứng" cho lịch sử văn hóa Việt Nam

Được biết, kiểu áo dài xưa nhất là áo dài cao lãnh, tiếp đó là kiểu áo đối khâm. Áo cao lãnh giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, còn áo đối khâm là áo xẻ tà hai bên và buông thẳng xuống. Cho đến đương đại, nam giới không còn mặc áo dài nữa, nhưng phái nữ vẫn thường vận lên mình bộ trang phục truyền thống này, như là nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.
Cho đến đương đại, nam giới không còn mặc áo dài nữa, nhưng phái nữ vẫn thường vận lên mình bộ trang phục truyền thống này, như là một nét đẹp của phụ nữ Việt Nam. Cũng theo nhà nghiên cứu, thì áo dài Việt ngày nay ngày càng được cách tân, khi người phụ nữ khoác lên mình bộ trang phục này đều cảm thấy tự tin và hãnh diện. Nhìn vào bộ trang phục, ngoại khách nước ngoài biết được rằng đây là người Việt Nam, và trách nhiệm để phát triển áo dài Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của các nhà thiết kế mà còn cần có sự quan tâm và đầu tư chính đáng từ chính quyền, các cơ quan liên quan.

Truyền tải hồn cốt của đất nước

Vì phát triển cùng với lịch sử của đất nước nên Áo dài Việt mang giá trị lịch sử, từng đường kim mũi chỉ đều là những tính toán tỉ mẩn của các nhà thiết kế. Dù là mặc trong các dịp lễ tết hay sự kiện trọng đại thì người Việt Nam, cả nam và nữ khi diện trên mình tấm áo dài thì cần phải mặc một cách nghiêm túc.

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Nhượng tham dự hội thảo với tà áo dài truyền thống


Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang bày tỏ tình cảm tới các nhà thiết kế áo dài

 

NSND Trần Nhượng phát biểu ngắn gọn tại hội thảo về tà áo dài và trong việc làm nghề của ông: "Tôi tự hào về tà áo dài của Việt Nam, tôi coi đây là linh hồn và hồn cốt của Việt Nam". NSND Trà Giang chia sẻ về câu chuyện nghệ sĩ chọn mặc áo dài khi đóng phim hay mặc áo dài đi dự liên hoan phim ở nước ngoài, nghệ sĩ cảm thấy rất tự hào về áo dài của dân tộc. Thêm đó, nghệ sĩ cũng bày tỏ tình cảm với những nhà thiết kế, đặc biệt là đối với những nhà thiết kế trẻ đã phải thâu đêm suốt sáng, làm việc cật lực để có thể sáng tạo ra những chiếc áo dài mang hồn túy của đất nước. 

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: "Áo dài Việt Nam cần được đưa đi bằng một lộ trình bài bản

 

Trả lời câu hỏi doanh nhân có những phương án gì để tạo cho áo dài Việt Nam những nét đẹp của áo dài Việt trở thành thương hiệu của người Việt, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa (giám đốc chiến lược tập đoàn VNPT) cho biết: "Doanh nhân hiện nay đang bị đồng hóa về tiền, nếu doanh nhân chỉ đi làm tiền thì cả cơ đồ của họ sẽ sụp đổ. Đã đến lúc cộng đồng doanh nhân phối hợp với Nhà nước và các nghệ sĩ và nhà nghiên cứu để hết mình vì công việc. Cần phải có một lộ trình để hướng đến sự đầu tư tổng thể để đẩy công việc phát triển áo dài đến cực điểm, trở thành một sản phẩm đẳng cấp của quốc gia. Sau những sự kiện về áo dài, cần hơn hết là sự chung tay từ Nhà nước, doanh nghiệp và hơn hết là các hiệp hội về áo dài để thúc đẩy phát triển hành nghề. Áo dài Việt Nam cần phải được đưa đi bằng những lộ trình bài bản và đặt ra mục đích cao mang tính toàn cầu.

Nỗ lực bảo tồn và phát triển áo dài

Nhà thiết kế Minh Hạnh trăn trở và nhấn mạnh rằng ý nghĩa của chiếc áo dài đã thay đổi theo lịch sử, và bà cũng cho rằng tất cả những nhà thiết kế nếu trong quá trình sáng tạo nếu không lấy những chiếc áo gốc làm kim chỉ nam thì chắc chắn ít nhiều sẽ xảy ra thảm họa thời trang trong việc thiết kế.

Các nghệ sĩ, doanh nhân tại hội thảo về áo dài vừa qua

Theo nhà thiết kế Phan Văn Tân (Giảng viên Đại học Mỹ Thuật Huế)- với tư cách là một giảng viên theo anh thì cần phải truyền đạt những kiến thức chuyên sâu về áo dài cho các bạn trẻ để từ đó để áo dài Việt đi theo đúng định hướng bảo tồn nét Việt trong áo dài. Còn nhà thiết kế Lan Hương thì những người làm công việc thiết kế phải cùng nhau đưa ra một quy chuẩn nhất định cho áo dài Việt Nam, làm việc bằng cả trái tim và không bao giờ được phép dễ dãi với bất cứ ý tưởng nào của bản thân, làm cho tà áo dài có văn hóa nhất. Trong khi đó, nhà thiết kế Hữu LaLa thì việc tự do trong sáng tạo là điều cần thiết, ngoài sự sáng tạo của người làm ra áo dài thì thị hiếu của người mặc cũng là yếu tố quyết định đến việc áo dài Việt sẽ phát triển theo hướng như thế nào.

Minh Yến

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh