THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 07:04

Cần phải đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh, cao, liên tục

Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, kiểm soát rủi ro về tài chính

Đại biểu Quốc hội (TPHCM) Trần Hoàng Ngân cho biết, năm 2017, Chính phủ lo ngại khó đạt tăng trưởng kinh tế 6,7% nhưng báo cáo lần này trước Quốc hội cho thấy rất nhiều tín hiệu vui mừng. Dự kiến, kinh tế Việt Nam có thể hoàn thành các chỉ tiêu mà Quốc hội đặt ra.

Quang cảnh phiên thảo luận tổ tại Quốc hội (tổ TP Hồ CHí Minh) sáng nay

 

Thực hiện được cùng một lúc các chỉ tiêu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch và 8 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ và cả hệ thống chính trị và lãnh đạo các địa phương, ông Ngân đánh giá.

“Chính phủ cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và kiểm soát một số rủi ro về tài chính. Vốn hóa thị trường tài chính, chứng khoán hiện lên đến 93% GDP, trước chỉ 30% GDP. Trong khi đó, độ sâu tài chính cụ thể là dư nợ tín dụng trên GDP đã lên tới 120%, phải kiểm soát rủi ro. Dự trữ ngoại hối kỷ lục mới đạt 45 tỷ USD nhưng cần lưu ý phải tính trên số nhập khẩu, tức là dự trữ ngoại hối đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu nhập khẩu”, ông Ngân nói.

Cũng nói về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, đại biểu Phạm Phú Quốc-Tổng giám đốc Công ty đầu tư Tài chính nhà nước TP. HCM cho rằng, cần phải đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh, cao nhưng cũng cần liên tục bởi "đã tụt xuống rồi là rất khó lên".

"Chúng ta đang đối diện với vấn đề đặt ra là dân chưa giàu đã già, do đó, quan điểm là phải tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2018, tức vẫn phải ở mức 6,7%", ông Quốc nói.

Ông Phạm Phú Quốc nêu thực tế, hiện nay sức cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực khi tham gia chuỗi liên kết toàn cầu vẫn hạn chế, chỉ hơn Campuchia, xếp sau Thái Lan, Lào…

Do vậy, cần thiết phải liên kết giữa các DN trong nước, tạo chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các đơn vị khởi nghiệp trong nước, các DN phụ trợ nội địa. Chỉ có gắn kết mới tạo lực và giúp các DN trong nước mạnh hơn, phát triển kinh tế bền vững hơn, ông Quốc thẳng thắn chia sẻ.

Lo ngại vì việc tăng trưởng, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI

Đại biểu Bùi Thanh Sơn (Đắk Nông) – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng khẳng định, kết quả tăng trưởng kinh tế đạt được của năm nay là điểm sáng, so sánh thì mức tăng GDP của Việt Nam chỉ thấp hơn Ấn Độ (7,1%), Trung Quốc (6,9%), tức là đứng thứ 3 thế giới.

ĐBQH Trần Quốc Vượng phát biểu thảo luận tổ tại Quốc hội sáng nay

 

Tuy nhiên, ông Sơn lo ngại vì việc tăng trưởng, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI mà riêng Samsung đã góp vào cơ cấu xuất khẩu 50 tỷ USD. Điều đó cho thấy doanh nghiệp nội địa của Việt Nam năng lực cạnh tranh còn rất thấp.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho rằng, trong tình hình khó khăn, bước vào năm 2017, bên cạnh những thuận lợi có nhiều thách thức nội tại lớn. Thách thức thiên nhiên ngày càng quyết liệt hơn. Mà chúng ta đạt được thành tựu như vậy là sự cố gắng, được Quốc hội ghi nhận.

Phân tích nguyên nhân, ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh sự tập trung lãnh đạo sát sao của Đảng, Quốc hội và sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của doanh nghiệp, nhân dân
Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng khẳng định điểm được ghi nhận là đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng, xây dựng Đảng theo tinh thần nghị quyết trung ương 4 khoá XII.

“Chúng ta làm tạo niềm tin cho nhân dân, cũng làm cho tất cả các hoạt động trong xã hội dần đi vào nề nếp, cảnh tỉnh phòng ngừa cảnh báo, tạo môi trường trong sản xuất, xã hội tốt hơn. Tất cả các chỉ số cạnh tranh mà các tổ chức quốc tế đánh giá chúng ta có nhiều cái được tăng điểm lên” – ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.

THANH NHUNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh