Cần làm gì khi trẻ bị rắn cắn
- Y học 360
- 13:50 - 22/03/2021
Thông tin từ bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cho biết, ngày 21/3, bệnh viện tiếp nhận bé V. (4 tuổi) từ bệnh viện tỉnh Đồng Tháp sau khi bị rắn cắn trong tình trạng bàn chân chuyển sang màu xanh tím dần và sưng nề.
Theo gia đình bé V. khi đang đi thả diều trên đồng, trợt chân ngã vào bụi cỏ ven đồng, V. đột nhiên hét lên, "Mẹ, Rắn cắn con!" Mẹ cậu nghĩ rằng cô ấy đã giẫm phải một cây gậy nhọn. Tuy nhiên, khi đến nơi thì mẹ cậu nhìn thấy một con rắn lục tre xanh tươi được ngụy trang giữa những chiếc lá và cành cây.
Kiểm tra phát hiện chân trái bé có một vết thương rỉ máu tươi, bé la khóc thất thanh và hoảng hốt... Ngay sau đó gia đình chuyển bé đến bệnh viện tỉnh Đồng Tháp, bàn chân chuyển sang màu xanh tím dần và sưng nề.
Bệnh viện đã dùng huyết thanh kháng độc tố rắn lục tre truyền khẩn cho con khi kịp thời và chuyển đến Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố.
Theo các bác sĩ, rất may, loại rắn cắn được người nhà phát hiện là rắn lục tre, không phải loại siêu độc từ rắn lục đuôi đỏ, và các xét nghiệm của V. đã cho thấy những cải thiện về chức năng gan thận và rối loạn đông máu.
Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến - BV Nhi Đồng TP.HCM khuyến cáo, nếu bạn hoặc con bạn trở thành nạn nhân của vết rắn cắn, hãy nhớ gọi 115 ngay lập tức ngay cả khi bạn không nghĩ rằng con rắn có nọc độc. Đồng thời phụ huynh nên lưu ý, trong những tháng ấm hơn, rắn thường hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng và buổi tối
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế. Bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Theo bác sĩ, cách sơ cứu khi bị rắn cắn cần:
Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
Băng thun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương.
Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
Những việc nên tránh
Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi
Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc
Không đắp lá cây không rõ loại lên vết thương vì có thể gây hoại tử nhiễm trùng nặng thêm vết cắn.