Căn bệnh đáng sợ khiến "vùng kín" phụ nữ bỗng dưng rớt "vật lạ" hóa ra rất quen thuộc
- Y học 360
- 23:18 - 27/02/2020
Đang khiêu vũ bỗng thấy "miếng thịt" rơi ra khỏi "vùng kín"
Bác sĩ Song Hongjuan, công tác tại Bệnh viện Sức khỏe bà mẹ và trẻ em Từ Châu, Trung Quốc từng chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân đặc biệt của mình.
Bệnh nhân họ Vương, 60 tuổi đến từ Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Bà này đến tìm bác sĩ trong tình trạng lo lắng, bối rối và hỏi: “Bác sĩ ơi, có phải tôi sắp chết. Tôi thấy có miếng thịt rơi ra từ cơ thể, có phải là khối u không?”
Theo lời bệnh nhân kể, vào tối hôm trước trong lúc đang khiêu vũ với những người bạn già ở quảng trường, bà bỗng dưng thấy khó chịu bụng, nước tiểu hơi rỉ và nhận ra có một thứ gì đó vừa rớt từ "vùng kín". Sau khi vào nhà vệ sinh kiểm tra, bà Vương nhận ra vật lạ trông giống "miếng thịt", quá sợ hãi nên bà đã tìm đến bác sĩ để thăm khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Song nhận ra vật lạ rớt từ "vùng kín" của bà Vương thực sự có đường kính 5,6cm, nó không phải khối u mà chính là tử cung. Bà Vương được bác sĩ chẩn đoán bị sa tử cung và tiểu không tự chủ, cần phải được phẫu thuật.
Bệnh nhân 70 tuổi có "vật lạ" lòi ra khỏi âm đạo suốt nhiều năm....
Trong nhiều năm công tác, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp Hà Nội) đã từng tiếp nhận khám chữa cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sa tử cung.
Trong đó, trường hợp mà bác sĩ nhớ nhất là một bệnh nhân đã ngoài 70 tuổi. Bệnh nhân này thấy có "vật lạ" rơi ra khỏi âm đạo của mình suốt nhiều năm nhưng vì xấu hổ không dám đi khám.
Đến khi không còn chịu được, bệnh nhân mới đến tìm gặp bác sĩ Dung để thăm khám và được chẩn đoán mắc bệnh sa tử cung. Vì bệnh nhân tuổi đã cao, không còn nhu cầu về tình dục nên bác sĩ đưa ra phương án khâu bịt lỗ âm đạo.
Theo bác sĩ, cách can thiệp này được đưa ra bởi bệnh nhân đã không còn nhu cầu tình dục, tùy thuộc vào mức độ bệnh và từng độ tuổi mà các bác sĩ sẽ có những phương án can thiệp khác nhau.
Bệnh sa tử cung là gì?
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, bệnh sa tử cung (sa dạ con) là tình trạng tử cung bị giãn, kéo xuống thấp hơn bình thường, nhiều trường hợp sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Trước đây, sa tử cung là một căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, trong thời đại ngày nay số lượng người mắc đã giảm đi đáng kể. Đối tượng mắc chủ yếu là người lớn tuổi, phụ nữ đã sinh nở nhiều, sớm làm việc nặng sau khi đẻ.
Theo bác sĩ Dung, bệnh sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chị em. Bệnh nhân sẽ có cảm giác phiền phức, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày, dễ gây viêm nhiễm và xuất hiện phần thịt lồi ở cơ quan tình dục. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn cảm thấy đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện ân ái.
Can thiệp bệnh sa âm đạo như thế nào?
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, việc can thiệp như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Cụ thể:
- Mức độ 1 (nghĩa là chỉ bị kéo giãn, thấp hơn một chút so với ban đầu và vẫn nằm trong âm đạo): Không cần phải phẫu thuật, chỉ cần kiên trì luyện tập 1 số bài tập cho vùng xương chậu nâng khả năng đàn hồi của tử cung thì nó sẽ dần quay lại vị trí ban đầu.
- Mức độ 2 (tử cung giãn sệ xuống khe hở của âm đạo, mỗi khi rặn hoặc đi vệ sinh, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài): Nghỉ ngơi hợp lý, tử cung sẽ tự co vào bên trong.
- Mức độ 3 (tử cung chảy hết ra ngoài âm đạo và không tự co vào được, kèm theo viêm tấy).
Ở mức 2 và 3, nếu tử cung vẫn không thể tự co vào thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Nếu bệnh nhân còn nhu cầu sinh đẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật treo tử cung lên, làm hẹp âm đạo để giữ chức năng sinh sản.
Nếu không có nhu cầu sinh đẻ nữa thì cắt bỏ hoàn toàn tử cung để tránh nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử.
Những triệu chứng sa tử cung bao gồm:
- Cảm giác khó chịu ở xương chậu khi ngồi.
- Đau thắt lưng.
- Cảm thấy có gì đó đang thò ra khỏi âm đạo.
- Quan hệ tình dục đau, khó chịu vì cảm thấy lỏng lẻo.
- Tiểu tiện nhiều nhưng thường khó tiểu, bị đau buốt khi tiểu.
- Cảm thấy khó chịu khi đi lại.