Cách sư tử dạy con và bài học cho chúng ta!
- Y học 360
- 22:50 - 04/06/2016
1. Sư tử con bị ép tự lập từ rất sớm
Sư tử con mới sinh ra sẽ được sư tử bố mẹ đẩy xuống vách đá để chúng phải tự tìm cách bò lên, học cách tìm sự sống trong cái chết, rèn luyện bản lĩnh cho một vị vua sau này. Nếu sư tử con không lên được, bố mẹ nó cũng sẽ không cứu, chỉ đứng ở xa quan sát, tới khi sư tử con sức cùng lực kiệt thì chúng mới ra tay.
2. Ngay từ khi mới sinh, sư tử con đã phải tự bước trên đôi chân của chính mình.
Nhờ có thế sau này dù gặp khó khăn thậm chí nguy hiểm tận cùng, sư tử cũng vẫn thể hiện được bản lĩnh vượt trội so với các loài động vật khác, cùng với đó sự mưu trí, sức mạnh cũng tăng lên. Tại sao chúng ta vẫn nuôi dạy con cái chỉ bằng kiến thức, kỹ năng mà quên đi điều quan trọng nhất của 1 người thành công sau này – đó chính là bản lĩnh, tinh thần vượt khó khăn nguy hiểm trong mọi tình huống?
Chúng ta có thể vẫn ép con cái học hành, vẫn chỉ bảo cho chúng những điều mới mẻ, vẫn đưa kiến thức tới tận tay chúng, mà không thử để chúng tự lập sớm như sư tử? Thế hệ trẻ cần phải được tự lập sớm, để chúng biết cách chăm sóc bản thân, tự biết đặt câu hỏi để bản thân phát triển và những kiến thức phải được chúng tự trải nghiệm, như vậy chúng ta mới tạo nên được những “sư tử” trong tương lai.
Các tỷ phú hàng đầu thế giới đã và đang làm như vậy với con của họ, tại sao bạn vẫn chưa thử? Khi dạy sư tử con săn mồi, sư tử bố mẹ luôn luôn để con ra chiến đấu trước Chúng làm như vậy để sư tử con thể hiện khả năng sáng tạo của mình trước những thử thách lớn mà không có sự hướng dẫn từ cha mẹ chúng, để chúng tự đặt những câu hỏi “tại sao” và giải nó.
3. Những chú sư tử con phải tự săn mồi từ khi còn bé
Nhiều khi chúng ta vẫn thường giúp đỡ, hỗ trợ con cái quá nhiều trong học tập và công việc mà không để chúng tự do sáng tạo, tự do tạo ra bản sắc của riêng mình và quá phụ thuộc vào những chỉ dạy của chúng ta. Từ đó chúng ta sẽ chỉ có thể tạo ra những “bản sao” của mình mà không thể phát triển hết khả năng sáng tạo của con trẻ. Chúng ta cần hiểu rằng, đôi khi cách làm của chúng ta chưa phải đã là tốt nhất, và muốn thế hệ sau tốt hơn chúng ta, chúng ta cần phải cho chúng phát triển những khả năng sáng tạo đó. Và quan trọng hơn là, nếu cứ làm mẫu rồi bắt con học theo, chúng ta sẽ làm con trẻ ỷ lại hơn vào bố mẹ, bất kỳ cái gì cũng gọi bố gọi mẹ vì “chưa được dạy”.
Sư tử bố mẹ luôn tạo ra các cuộc cạnh tranh, chiến đấu cho các con của mình Tại sao sư tử lại tạo ra các cuộc chiến nảy lửa để các con mình đấu đá nhau? Sư tử là một loài có tinh thần đoàn kết cao độ, tuy vậy chúng luôn luôn tạo ra các cuộc chiến không chỉ giữa những đứa con với nhau, và ngay cả những con sư tử đực trong bầy mỗi khi tranh giành con cái hoặc tranh vị trí “lãnh đạo” của bầy. Phạt kẻ thua cuộc này! Chúng làm vậy để tăng mức độ cạnh tranh cho các con của mình, để chúng hiểu cuộc sống không đơn giản là bạn tốt tôi tốt và cả 2 sẽ cùng sống sót trong cuộc chiến sinh tồn, mà bạn tốt tôi phải tốt hơn bạn và 2 chúng ta phải cạnh tranh với nhau để tốt hơn. Đó mới là cách sống trong cuộc sống cạnh tranh hiện nay. Cạnh tranh là điều không thể thiếu để phát triển 1 xã hội, thế nhưng chúng ta nhiều khi vẫn sai lầm khi quá “tốt bụng” và muốn mọi thứ “được chia đều” cho các con, và các con không nên tị nạnh và đấu đá lẫn nhau.
Chúng ta đã quên rằng phải có cạnh tranh mới có cố gắng, mới có động lực để “hơn thua” và phát triển thành 1 con người hoàn hảo, cũng để những đứa trẻ biết rằng cuộc sống chúng phải đối mặt sau này sẽ vô cùng cạnh tranh và khốc liệt. Chúng cần phải được rèn luyện và hiểu rõ về nó chứ không phải nghĩ rằng cuộc sống sẽ toàn hoa hồng như cách chúng ta chiều chuộng và thể hiện tình yêu một cách mù quáng. Những vị vua, những vị chủ tịch tập đoàn cũng làm như vậy với những người con của mình, họ cho các con cơ hội để “tranh giành quyền thừa kế”, như vậy mới tạo nên được những vị vua hoàn hảo trong tương lai.
Tại sao chúng ta vẫn chưa làm?