THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:22

Cách nhận biết mùi của nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Những ngày gần đây, nhiều khu vực dân cư tại Hà Nội phát hiện nước sinh hoạt có mùi lạ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng vạn hộ dân. Thực tế nhiều trường hợp nước bằng mắt thường khó có thể phân biệt nước bị ô nhiễm và nước sạch vì nó không bị đục, không đổi màu. Người dân chỉ có thể phát hiện bất thường vì nước có mùi lạ.

Cách nhận biết mùi của nước sinh hoạt bị ô nhiễm - Ảnh 1.

Cách kiểm tra nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA hướng dẫn nhận biết mùi của nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

Nước có mùi hắc có thể nhiễm chất tẩy rửa, dược liệu

Hầu hết tại các đô thị hiện đại đều sử dụng clo để khử trùng nước, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Theo quy chuẩn, mức clo tự do thường có trong nước uống từ hệ thống nước công cộng là 0,2 - 2,0 phần triệu (ppm, part per million), thậm chí có thể lên tới 5,0 ppm.

Đặc điểm của nước tồn dư clo là có thể bay hơi sau khi tiếp xúc với không khí. Ngoài dùng để khử trùng, việc thêm clo vào để làm sạch hệ thống ống nước cũng tạo ra mùi clo mạnh. Do vậy, người dân có thể tháo nước ra trước khi sử dụng để mùi clo biến mất.

Nước có mùi hôi thối, mùi trứng ung

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, nước có mùi hôi thối như trứng ung hoặc mùi nước thải thường do nhiễm khuẩn. Nguyên nhân do vi khuẩn sinh sôi, hoạt động trong nước mạnh sinh ra khí hydrogen sulfide (H2S) có mùi như trứng ung.

Có nhiều cách xác định vị trí nước nhiễm khuẩn:

Cách thứ nhất, xác định khuẩn ở trong nguồn nước hay ở trong hệ thống thải bằng cách múc đầy một ly nước từ bồn rửa có mùi, sau đó dùng dụng cụ khuấy ly nước lên. Nếu nước trong ly có mùi, vấn đề nằm ở hệ thống xử lý nước thải, khi đó bạn phải tăng cường chất tẩy rửa để xử lý vi khuẩn.

Cách thứ hai kiểm tra nguồn nước ở vòi nóng lạnh. Nếu nước nóng chảy ra có mùi hôi rất có thể hệ thống làm nóng nước đã bị nhiễm khuẩn. Đa số các trường hợp mùi bắt nguồn từ thanh kim loại magiê làm gia nhiệt trong bể nước nóng.

Nước có mùi khét và hăng như mùi dầu mỏ, xăng, nhựa thông

Nguồn nước sinh hoạt tại gia đình ít khi phát hiện nước có mùi dầu mỏ, xăng... Nếu có rất có thể nguyên nhân do bể chứa nhiên liệu của gia đình hoặc khu vực lân cận bị rò rỉ, nguồn xả thải từ các nhà máy hoặc bãi chôn lấp, nước thải từ các hoạt động nông nghiệp ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt.

Chuyên gia khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn nước này trong ăn uống, không để nguồn nước tiếp xúc với thực phẩm như vo gạo, rửa rau... để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe như bệnh thiếu máu, tăng nguy cơ ung thư hoặc làm suy gan, suy thận...

Những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong một thời gian dài đã khiến nhiều người thường gặp các vấn đề về sức khỏe như các triệu, buồn nôn, chứng mệt mỏi, giảm hồng cầu, bạch cầu, da sạm, giảm trí nhớ, rụng tóc, rối loạn nhịp tim, viêm dạ dày, ung thư, mắt mờ dần.. Nếu nước bị ô nhiễm nặng thậm chí có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím.

Bên cạnh đó, việc nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân và cũng là điều kiện thuận lợi các dịch bệnh lây lan nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm như tiêu chảy, bại liệt, đau mắt, giun sán, viêm não, nấm tay chân…

Các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm

– Nước có mùi tanh, có màu vàng, màu nâu đỏ sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn: Có thể sử dụng nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước, nếu thấy chuyển sang màu tím thì nước đó đã bị nhiễm sắt phèn

– Nước có mùi nồng nặc, khó chịu như mùi thuốc tẩy là nước bị nhiễm Clo. Hầu như tất cả nguồn nước máy đều sử dụng phương án sục clo và sục ozon khử trùng ở đầu nguồn

– Nước bốc mùi khiến người dung khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol và clo.

– Nước có mùi thum thủm, giống mùi trứng thối là nước nhiễm H2S

– Thịt sau khi luộc chín có màu đỏ như chưa chín, có thể nước bị nhiễm amoni

– Mặt nước nổi váng trắng, nấu thức ăn khó chín, gây mảng bám vào các dụng cụ, thiết bị nhà bếp, thiết bị vệ sinh, quần áo sau giặt khô cứng, đó là nước nhiễm vôi, nước cứng hay nước nhiễm canxi magie

– Nước có cặn đen bám vào thành bình chứa bể chứa, bồn rửa mặt, có thể nước đã nhiễm mangan.

Biện pháp xử lý tạm thời nếu nước sinh hoạt bị ô nhiễm

– Luôn luôn đun sôi nước trước khi sử dụng.

– Uống nước mới sau 24 giờ (bởi sau 24 giờ đồng hồ, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại).

– Gợn nước sau đó để lắng và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 1-2 ngày

– Sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dạng phun mưa

PHƯƠNG ANH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh