THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:46

Cách để cân bằng giữa hai bên gia đình sau kết hôn

“Chờ đợi” có thể đánh mất cơ hội

Ai trong mỗi chúng ta cũng đều khát khao có được cơ hội để thay đổi cuộc đời, được thăng tiến, phát triển bản thân. Nhưng quá trình tìm kiếm sự lựa chọn như ý nhiều người lại vô tình đánh mất không ít cơ hội bởi sự chần chừ chờ đợi của chính bản thân mình.

Ai trong mỗi chúng ta cũng đều khát khao có được cơ hội để thay đổi cuộc đời, được thăng tiến, phát triển bản thân.

Ai trong mỗi chúng ta cũng đều khát khao có được cơ hội để thay đổi cuộc đời, được thăng tiến, phát triển bản thân.


Khi được hỏi về vấn đề này, Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm lý Trần Hải Nguyên bày tỏ quan điểm: “Một số bộ phận giới trẻ ngày nay đang sống trong mơ mộng khi ôm suy nghĩ trải qua những ngày tháng bình lặng và rồi điều tốt đẹp rồi sẽ đến. Nhưng cũng chính những suy nghĩ này đang dần kéo thụt lùi họ xuống, chúng ta dần trở nên thụ động, hay không thể phát triển và tìm hiểu thêm những kiến thức mới, dần mất đi nhiều mối quan hệ và những trải nghiệm mới mẻ. Từ đó tạo cho chúng ta một góc nhìn nhỏ hẹp trong cuộc sống chỉ ở một phương diện, dẫn đến những cơ hội tốt đẹp dần rời xa vòng tay”.

Chuyên gia nhấn mạnh thêm: “Chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cho bản thân cho chặng đường sắp tới, dù là trong học tập hay trong phát triển công việc. Chúng ta rèn luyện bản thân bằng những kiến thức mới, phát triển bản thân qua từng ngày, có thêm những mối quan hệ mới và một góc nhìn khách quan. Quá trình này giúp ta có được năng lực phản ứng, phản xạ biết nhìn được những cơ hội nào chúng ta nên nắm bắt, và những cơ hội nào chúng ta nên chờ thời điểm”. 

Tuổi già: Cần sự chăm sóc từ gia đình và kết nối xã hội

Trong cuộc sống người già rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, con cháu và các mối quan hệ bên ngoài xã hội. Tuy nhiên nếu người già sống cô đơn, không tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội dễ dẫn đến một số nguy cơ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Do đó việc được quan tâm chăm sóc, duy trì tốt các mối quan hệ trong xã hội khi tuổi “già ” đến sẽ đem lại hạnh phúc và nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Khi tuổi già đến: Cần sự chăm sóc từ gia đình và kết nối xã hội.

Khi tuổi già đến: Cần sự chăm sóc từ gia đình và kết nối xã hội.

Khi được hỏi về vấn đề này, bà Đặng Ngọc Chiêu (TP.HCM) bày tỏ quan điểm: “Khi sống cô đơn ít được người khác quan tâm, chăm sóc thì tôi sẽ cảm thấy rất buồn và sức khỏe cũng yếu đi hơn vì không cảm nhận được cuộc sống vui vẻ. Đối với tôi độ tuổi này cũng lớn rồi, điều mong ước nhiều nhất là được vui vẻ mạnh khỏe và cuộc sống thoải mái”.

Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp - Trưởng Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM chia sẻ: “Như chúng ta biết người lớn tuổi rất thích những hoạt động và các mối quan hệ quây quần bên nhau, làm việc cùng nhau. Bởi vì họ là những người rất sợ cô đơn khi ở một mình không ai quan tâm đến. Chính vì thế, những người thân trong gia đình, con cháu nên sắp xếp thời gian có kế hoạch hỏi thăm chăm sóc, đưa cha mẹ, ông bà đi chơi. Quan tâm trao đổi và kết nối với nhau bằng tất cả hình thức trực tiếp, gián tiếp thông qua điện thoại và mạng xã hội”.

Trong cuộc sống người già rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, con cháu và các mối quan hệ bên ngoài xã hội.

Trong cuộc sống người già rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, con cháu và các mối quan hệ bên ngoài xã hội.

Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp nhấn mạnh, bởi vì những người “già”  tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn rất quan tâm đến đời sống của con cháu, họ sẽ cảm thấy rất vui khi được lắng nghe những câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con cháu. Chính vì đây là một trong những lợi ích mà họ cảm nhận rằng bản thân vẫn hiện diện trong đời sống của gia đình và vẫn còn giá trị.

Cân bằng giữa hai bên gia đình sau kết hôn

Khi tiến đến cuộc sống hôn nhân, chúng ta sẽ có thêm một gia đình mới điều này cũng đồng nghĩa chúng ta phải biết dung hòa mối quan hệ ứng xử giữa hai bên nội ngoại một cách tốt nhất. Vấn đề này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không khéo rất dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Thực tế rất nhiều gia đình đã gặp cảnh bất hòa chỉ vì chuyện ứng xử thiếu tinh tế của vợ hoặc chồng dành cho hai bên gia đình nội ngoại.

Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc trọn vẹn nếu trong tự thân mỗi người còn có sự phân biệt nhà nội, nhà ngoại.

Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc trọn vẹn nếu trong tự thân mỗi người còn có sự phân biệt nhà nội, nhà ngoại.

Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc trọn vẹn nếu trong tự thân mỗi người còn có sự phân biệt nhà nội, nhà ngoại. Khi đó vợ hoặc chồng sẽ cảm thấy chạnh lòng, thậm chí là tổn thương.

Chia sẻ về vấn đề này chị N.T.T (TP.HCM) cho biết, chị rất vui và hạnh phúc khi chồng rất quan tâm và yêu thương cha mẹ vợ chu đáo, mỗi dịp lễ tết anh thường chủ động đi mua quà để biếu gia đình vợ. Hay khi gia đình vợ gặp khó khăn cần hỗ trợ về vật chất, anh ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ. Với gia đình nội anh cũng rất chu đáo vì thế nên chị cũng yên tâm lo chu toàn, hiếu thảo với ba mẹ chồng.

Thạc sĩ – Chuyên gia Tâm lý Lê Thị Minh Hoa bày tỏ quan điểm: “Một khi đã cân bằng hai bên gia đình rồi mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng, đầu tiên là về mặt tâm lý. Khi biết bản thân có vai trò đó, trách nhiệm đó và được hai bên cùng san sẻ, giúp đỡ và chấp nhận, lúc đó chúng ta chỉ việc đầu tư vào mục tiêu chính của mình thôi. Khi chúng ta lo được trọn vẹn hai bên gia đình thì một phần chúng ta sẽ cảm nhận được sự vui sẻ, cảm thấy bản thân có giá trị với gia đình. Đồng thời chúng ta cũng trở thành một tấm gương sáng cho con cái”.

Bên cạnh đó chuyên gia cũng nhấn mạnh: “Gia đình lớn hay gia đình nhỏ, chúng ta cũng phải sắp xếp phát triển gia đình đình nhỏ của mình cho trọn vẹn thì mới có thể lo được cho gia đình lớn. Chúng ta sẽ cân bằng được việc mỗi bên sẽ chăm lo như thế nào”.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh