CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:20

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài đầy đủ nhất

 

Ảnh minh hoạ.

 

Mâm cúng ngày vía Thần tài cần chuẩn bị những gì?

Vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà lại nô nức sắm sửa lễ vật cúng vía Thần Tài.

Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong ngày vía Thần tài, mọi người nên làm lễ cúng Thần tài để cầu may mắn, tài lộc.

Lễ vật thường mua: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt. Dân gian cũng truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Ngoài ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, mọi người vẫn chọn mùng 10 Âm lịch hàng tháng để cúng Thần tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó.

Cách cúng ngày Thần Tài chuẩn nhất

Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên, tài lộc. Đồ cúng thường là các món ăn ngon như lợn, vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hằng ngày... Dân gian truyền miệng rằng, Thần Tài rất thích món cua biển và heo quay, chuối chín vàng. Vậy nên, thông thường các gia chủ thường đốt hương mỗi sáng từ 6h-7h và chiều tối từ 6h-7h, mỗi lần 5 cây nhang.

 

Tại sao có tục cúng vía Thần tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng?

Dân gian đã lan truyền câu chuyện giải thích cho việc người dân chọn mùng 10 tháng Giêng làm ngày vía Thần tài.

Chuyện kể rằng Thần tài là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc trên thiên đình. Trong một lần uống rượu say, thần đã rơi xuống trần gian, va đầu vào đá nằm bất tỉnh và quên hết mọi chuyện.

Người dân quanh vùng thấy một người ăn mặc quái lạ lại nằm ngủ ở rìa đường nên tưởng người đó bị điên, bèn lột sạch quần áo, mũ nón của thần đem bán.

Một lúc sau. thần chợt tỉnh thì không thấy quần áo và cũng chẳng nhớ gì. Không có của cải trên người, không thạo việc trần gian, chẳng có người thân thích, thần đi lang thang trở thành kẻ ăn xin.

Ngày nọ, chủ một cửa hàng chuyên bán đồ ăn thấy người ăn xin nghèo khổ tội nghiệp nên đã mời người này vào dùng cơm.

Kì lạ thay, khi người ăn xin bước vào thì bỗng dưng khách hàng kéo đến quán ăn nườm nượp. Thậm chí, tất cả khách của quán đối diện bỗng dưng đều sang cửa hàng này ăn. Thấy vậy, người chủ này ngày nào cũng mời người ăn xin vào ăn.

Một thời gian sau, khi thấy lượng khách có vẻ ổn định, người bán hàng thấy Thần tài suốt ngày chỉ ăn uống, người thì bốc mùi, lại toàn dùng tay bốc, ông sợ khách không dám đến ăn nên người chủ đã đuổi Thần tài đi.

Quán đối diện thấy vậy, liền mời Thần tài vào để tiếp đãi thì bỗng dưng tất cả khách hàng ở quán kia lại kéo hết sang quán này ăn. Cứ người ăn mày đi đến đâu thì quán đó đông khách đến đấy.

Người dân nhận ra đây là "vị thần may mắn" nên ai cũng mời bằng được người ăn mày đến ăn hàng quán của mình.

Một ngày, tình cờ Thần tài mua lại được áo, mũ quan của ông nên ông đã mặc vào người và nhớ lại mọi chuyện. Sau khi nhớ ra, ông đã bay về trời.

Từ đó mọi người lập bàn thờ thờ ông và lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần tài.

Sưu tầm

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh