Cách chuẩn bị cỗ cúng đêm Giao thừa đầy đủ, chuẩn phong tục
- Y học 360
- 04:50 - 04/02/2019
Theo quan niệm từ xa xưa, mỗi năm sẽ có các vị thần khác nhau xuống cai quản hạ giới. Cứ hết một năm, các vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho những vị thần mới. Bởi vậy, cúng Giao thừa còn được hiểu là lễ "tống cựu nghinh tân" tiễn đưa các vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.
Bởi vậy, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng Giao thừa: 1 mâm cỗ đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 mâm cỗ đặt ngoài cửa chính để cúng các vị thần.
Mâm cỗ cúng ngoài trời không cần cầu kỳ, thường có: Thủ lợn hoặc gà luộc, bánh chương, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu và vàng mã. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị hai ngọn đèn dầu hoặc nến.
Mâm cỗ cúng trong nhà sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn và tuỳ vào từng gia đình sẽ chuẩn bị các món khác nhau. Thông thường là cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc và bát canh măng.
Tại Hà Nội, mâm cỗ cúng Giao thừa truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa” hoặc "tám bát tám đĩa" đối với gia đình có điều kiện.
Các bát trên mâm cỗ gồm:
+ Một bát bóng nấu với chân tẩy (su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).
+ Một bát miến nấu lòng gà.
+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.
Các đĩa gồm có:
+ Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến)
+ Đĩa nem
+ Đĩa giò xào, giò lụa
+ Đĩa xôi gấc
+ Đĩa nộm.
Theo quan niệm của nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết, mâm cỗ cúng Giao thừa nên "tuỳ tiền biện lễ", tuỳ từng hoàn cảnh gia đình mà bày biện miễn là có lòng thành tâm.
Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ, gia chủ sẽ kính bày lễ lên bàn, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn).
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Mâm cỗ cúng trong nhà sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn và tuỳ vào từng gia đình sẽ chuẩn bị các món khác nhau. Thông thường là cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc và bát canh măng.
Tại Hà Nội, mâm cỗ cúng Giao thừa truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa” hoặc "tám bát tám đĩa" đối với gia đình có điều kiện.
Các bát trên mâm cỗ gồm:
+ Một bát bóng nấu với chân tẩy (su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).
+ Một bát miến nấu lòng gà.
+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.
Các đĩa gồm có:
+ Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến)
+ Đĩa nem
+ Đĩa giò xào, giò lụa
+ Đĩa xôi gấc
+ Đĩa nộm.
Theo quan niệm của nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết, mâm cỗ cúng Giao thừa nên "tuỳ tiền biện lễ", tuỳ từng hoàn cảnh gia đình mà bày biện miễn là có lòng thành tâm.
Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ, gia chủ sẽ kính bày lễ lên bàn, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn).
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe khi tập luyện ngoài trời
Tập thể dục mùa hè nhưng cũng đừng quên bảo vệ mình khỏi nắng nóng nhé. Uống đủ nước, chọn thời điểm mát mẻ, mặc đồ thoáng mát, bôi kem chống nắng, lắng nghe cơ thể và điều...
5 tháng trước
Tin nên đọc