CHỦ NHẬT, NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2024 04:58

Cách chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm kéo dài, dễ gây nhiều bệnh

 Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh đường hô hấp trên (mũi họng) cho trẻ.

Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh đường hô hấp trên (mũi họng) cho trẻ.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp gồm bệnh về đường hô hấp dưới. Trong đó: Bệnh về đường hô hấp trên có thể kể đến như cúm, viêm xoang, viêm thanh quản,... các bệnh về đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi,..

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh về đường hô hấp trên là do virus và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cụ thể, bệnh nhân cần được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu nhiễm trùng do virus nhưng gây ra bội nhiễm thêm vi khuẩn, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng sinh. Những biến chứng do các bệnh về đường hô hấp gây ra, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp dưới rất nguy hiểm và người bệnh cần nhập viện để điều trị sớm.

Khi thời tiết giao mùa, nhất là khi trời trở lạnh, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nhất là những trường hợp người già và trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, virus gây bệnh cảm lạnh sẽ phát triển và dễ tấn công đường hô hấp.

Vì trời lạnh nên chúng ta thường có xu hướng ở trong nhà, đóng cửa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến không khí tù túng, lưu thông kém và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật tồn tại, sinh sôi và gây bệnh.

Hơn nữa, vào mùa lạnh, nhất là các tỉnh ở phía Bắc nước ta, ngày thường ngắn hơn đêm, số giờ có ánh nắng mặt trời trong ngày cũng giảm, thậm chí có những thời điểm nhiều ngày liên tiếp không có ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời là yếu tố quan trọng để tiêu diệt hiệu quả các loại vi sinh vật. Như vậy có thể nói rằng, vào mùa Đông, khi ánh nắng mặt trời ít đi thì các loại vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh và dễ dàng gây bệnh hơn.

Nồm ẩm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Nồm ẩm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Các bệnh về đường hô hấp thường gặp

Bệnh về đường hô hấp trên

Bệnh cảm cúm: Do virus cúm gây ra và thường được chia thành các loại cúm A, cúm B và cúm C. Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi có thể lây sang người đối diện. Nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời có thể dễ dàng gây ra đại dịch. Trường học, nhà trẻ, cơ quan đoàn thể, khu vui chơi giải trí,... là những nơi tập trung đông người và có nguy cơ lây nhiễm cao. Khi trời trở lạnh, tế bào đường hô hấp dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số biểu hiện khi bị cảm cúm có thể kể đến như: Sốt, đau đầu và đau cơ, sổ mũi, ho, đau họng; cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện về đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn,...

Bệnh viêm xoang: Xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong lòng xoang bị phù nề, thu hẹp lỗ xoang, ứ chất nhầy dịch mủ. Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi trùng hay dị ứng.

Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp: Đau nhức vùng xoang bị viêm; chảy dịch xuống mũi hoặc xuống họng tùy vào vị trí viêm xoang. Dịch có thể có màu trắng, xanh hay vàng và có thể có mùi hôi rất khó chịu. Nghẹt mũi, khó thở, khó chịu và mệt mỏi; Không phân biệt được mùi do bị tổn thương các dây thần kinh khứu giác. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng như sốt, chóng mặt khi nghiêng người về phía trước, đau xung quanh vùng mắt, đau khi hắt hơi, chán ăn,...

Viêm thanh quản: Bệnh có thể do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra. Một số triệu chứng bệnh như sau:

Ở trẻ em: Sốt, ho, khàn tiếng, thở rít,... Vào ban đêm những triệu chứng sẽ dễ dàng hơn.

Ở người lớn: Một số biểu hiện bệnh có thể kể đến như mệt mỏi, ớn lạnh, sốt nhẹ, khàn giọng hoặc mất tiếng, ho, nuốt vướng,...

Các bệnh về đường hô hấp dưới

Bệnh viêm phế quản: Một số triệu chứng của bệnh như sau: Ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm; sốt hoặc không sốt; tiết đờm có màu xanh, vàng hoặc trắng; thở khò khè.

Bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc lây qua con đường dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Bệnh viêm tiểu phế quản: Phần lớn những trường hợp mắc bệnh là do virus hợp bào (RSV) gây ra. Đối với những trường hợp trẻ sinh non hoặc có một số vấn đề về sức khỏe kháng thì bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và trẻ cần được nhập viện sớm.

Những dấu hiệu của bệnh thường không đặc trưng. Nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện sau, mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm: Ho; sốt cao hoặc sốt nhẹ; sổ mũi, nghẹt mũi; nhiều đờm, đờm có màu xanh, vàng hay trắng; thở khò khè và thở nhanh; trẻ bú kém.

Viêm phổi: Bệnh do virus, vi khuẩn, nấm gây ra và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như: Tức ngực, khó thở; cơ thể mệt mỏi; tăng thân nhiệt; nôn, tiêu chảy.

Đối với trẻ nhỏ: Mẹ nên đưa con đi khám sớm nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như sốt, bỏ bú, khó thở, mệt mỏi,....

Trên đây là các bệnh về đường hô hấp thường gặp khi trời trở lạnh. Để phòng bệnh, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên, vệ sinh không gian sống, tăng cường chăm sóc sức khỏe khi trời lạnh bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tập luyện thể thao.

QUÝ ĐỨC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh