Các trường châu Á đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu
- Tra cứu Từ điển y khoa
- 18:09 - 22/05/2015
Theo bản báo cáo của OECD, tiêu chuẩn giáo dục là "yếu tố dự đoán sự giàu có" của mỗi quốc gia.
Singapore đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Hong Kong. Đứng cuối bảng xếp hạng là Ghana.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết việc xếp hạng dựa trên điểm thi tại 76 quốc gia này cho thấy mối liên kết giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế.
“Đây là lần đầu tiên chúng ta có một sự so sánh về chất lượng giáo dục trên quy mô toàn cầu” – Giám đốc Giáo dục của OECD, ông Andreas Schleicher cho biết – “Bảng xếp hạng giúp nhiều nước, trong đó có giàu và nghèo, có thể tự so sánh mình với những nước đi đầu về giáo dục, nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu tương đối của mình và xem lợi ích lâu dài về kinh tế có thể đạt được từ việc cải thiện chất lượng giáo dục”.
Singapore, quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng, đã có tỷ lệ mù chữ cao ở những năm 60 của thế kỷ trước – ông Schleicher cho biết và chỉ ra sự tiến bộ mà nước này đạt được.
Ở Anh, nghiên cứu cho thấy cứ 5 người trẻ tuổi rời trường học thì có 1 người không đạt được mức độ giáo dục cơ bản. OECD cho rằng, giảm bớt tỷ lệ này và cải thiện các kỹ năng có thể mang về cho nền kinh tế Anh hàng nghìn tỉ đô la.
Tuy nhiên, hiệu trưởng trường Đại học Wellington ở Anh, ông Anthony Seldon, lại phê phán những bảng xếp hạng như thế này vì “lợi bất cập hại”, khi nói:“Chúng đang đưa các trường và các hệ thống giáo dục của các nước ra khỏi việc học tập thực sự và hướng về sự cạnh tranh”.
Bảng xếp hạng trên, dựa trên điểm số môn toán và khoa học, có quy mô lớn hơn nhiều so với quộc thi Pisa của OECD vốn chỉ tập trung vào các nước có nền công nghiệp phát triển.
Bảng xếp hạng mới nhất trên đây xếp hạng hơn 1/3 các nước trên thế giới, nó cho thấy các quốc gia như Iran, Nam Phi, Peru và Thái Lan ở vị trí nào so với các nước khác.
Một lần nữa, bảng xếp hạng này lại cho thấy sự yếu kém của Mỹ - quốc gia đã bị tụt lại so với các nước châu Âu và kém hơn cả Việt Nam. Nó cũng cho thấy sự tụt lùi của Thụy Điển với lời cảnh báo của OECD rằng quốc gia này đang có những vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống giáo dục.
Những xếp hạng dược dựa trên những đánh giá pha trộn quy mô quốc tế, bao gồm kỳ thi Pisa, kỳ thi TIMSS của các tổ chức ở Mỹ và kỳ thi TERCE ở Mỹ La tinh khi đưa các nước phát triển và đang phát triển lên cân đo với nhau.
Mỗi học sinh đều được kỳ vọng
5 vị trí cao nhất đều do các nước châu Á chiếm giữ: Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
5 vị trí thấp nhất là: Oman đứng thứ 72, Morocco, Honduras, Nam Phi và Ghana giữ vị trí cuối cùng.
“Nếu bạn đến một lớp học ở châu Á, bạn sẽ thấy giáo viên kỳ vọng mỗi học sinh đều thành công. Ở đây cũng rất nghiêm khắc, có sự tập trung và gắn kết cao” – ông Schleicher nói – “Những nước này cũng rất giỏi thu hút giáo viên tài năng nhất đến các lớp học khó khăn nhất, do đó mỗi học sinh đều được tiếp cận với giáo viên giỏi”.
Bản báo cáo do OECD công bố, được viết bởi ông Eric Hanushek của Đại học Stanford và Ludger Woessmann của Đại học Munich, cho rằng tiêu chuẩn giáo dục là “yếu tố dự đoán sự giàu có mà các quốc gia có thể tạo ra trong thời gian dài” và “những chính sách giáo dục yếu kém khiến nhiều nước bị chìm vào suy thoái kinh tế”
Mục tiêu thiên niên kỷ
Cải thiện giáo dục sẽ tạo ra “thành quả lâu dài về kinh tế”, theo ông Schleicher.
Nếu Ghana, quốc gia xếp cuối cùng trong bảng xếp hạng, giúp cho tất cả học sinh 15 tuổi đạt được những kỹ năng cơ bản thì, theo bản báo cáo, nó sẽ tăng GDP lên 38 lần trong cuộc sống của những thanh thiếu niên ngày nay.
Chỉ có một số ít các nước châu Phi có đủ dữ liệu để tiến hành xếp hạng và có thể những quốc gia như Ghana là các nước đạt được kết quả cao hơn so với các nước khác ở châu lục này.
Mục tiêu thiên niên kỷ trong giáo dục đã được các nhà lãnh đạo thế giới đặt ra cách đây 15 năm. Tuy nhiên, một số mục tiêu như cho tất cả học sinh được tiếp cận giáo dục tiểu học chưa đạt được đầy đủ.
Thứ tự các nước trong bảng xếp hạng của OECD1. Singapore 2. Hong Kong |