THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:07

Các tổ chức quốc tế chung tay với Việt Nam trong khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Toàn cảnh Hội thảo.

 

Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề bởi bom đạn chùm và vật nổ sau chiến tranh. Các báo cáo chỉ ra rằng 19% diện tích của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi vật nổ và bom đạn chùm còn sót lại sau chiến tranh, tác động tới 63/ 63 tỉnh, thành phố của Việt nam.

 Phần lớn vật nổ được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay được sản xuất vào những năm 1950-1960 và vẫn chưa phát nổ kể từ khi được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những người dân địa phương đang canh tác đất đai, các nhà máy và công trình xây dựng đang triển khai các dự án phát triển, hoặc những người làm công rác  rà phá bom mìn đều lo ngạị về sự đe dọa  của các loại bom mìn vật nổ bị bỏ không sử dụng hoặc đã sử dung nhưng chưa nổ.

Trong những năm qua, công tác khắc phục hậu quả bom mìn của Việt Nam từ khi chiến tranh kết thúc đến nay đã thu những kết quả đáng kể và mang lại những bài học lớn cho cộng đồng khắc phục hậu quả bom mìn quốc tế. Các chuyên gia đánh giá, nền kinh tế- xã hội của Việt Nam đang phát triển bền vững do sự nỗ lực của Chính phủ nước ta trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn.

Phát biểu tại hội thảo, Phó tổng giám đốc VNMAC Nguyễn Văn Nghiệp cho biết, sau khi được sự đồng ý của Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, VNMAC đã phối hợp với GICHD và IC để thử nghiệm Dự án Quản lý rủi ro dài hạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (Dự án MORE) tại Việt Nam. “ Việc Dự án MORE được thực hiện tại Việt Nam có thể giúp giải quyết được phần nào những vấn đề về kinh phí và nhân lực một cách hiệu quả”, ông Nguyễn Văn Nghiệp nhấn mạnh.

Hiện VNMAC đang phối hợp với GICHD và IC triển khai Dự án MORE tại tỉnh Quảng Trị- một trong những địa phương bị ô nhiễm bom mìn lớn nhất trong cả nước.

Về phần mình, ông Prum Sophakmonkol, Tổng thư ký Cơ quan Khắc phục và Hỗ trợ nạn nhân bom mìn Camphuchia (CMAA) cho biết, Campuchia cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Theo ông Prum Sophakmonkol, trong chiến lược KPBM quốc gia (NMAS) giai đoạn 2018-2025, Campuchia đặt mục tiêu sẽ là quốc gia không còn mìn và hiểm họa của bom đạn, vật nổ được giảm thiểu cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội và con người được diễn ra một cách an toàn sau năm 2025. Để đạt được điều này, Campuchia sẽ tăng cường năng lực quốc gia để quản lý và thực hiện chương trình KPBM hiệu quả.

Hoạt động hợp tác nghiên cứu của chúng tôi trong dự án này nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thử nghiệm thực tiễn để có cơ sở đề xuất với các cấp hoạch định chính sách của Chính Phủ Việt nam, đồng thời bổ sung lý luận xây dựng tiêu chuẩn khắc phục bom mìn quốc tế IMAS cũng như làm bài học kinh nghiệm cho cộng đồng quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã nghe kết quả báo cáo nghiên cứu thí điểm già hóa bom đạn; chia sẻ về các công cụ và phương pháp mới nhất về QLRR dài hạn trong lĩnh vực KPBM; giới thiệu phiên bản mới về tiêu chuẩn của QLRR trong KPBM (IMAS 07.04).

 

Kể từ năm 2016, Trung tâm Quốc tế Giơ-ne-vơ về khắc phục bom mìn nhân đạo (GICHD) đã triển khai Dự án quản lý bom mìn, vật nổ còn sót lại, trong đó có hoạt động thí điểm công cụ quản lý rủi ro dài hạn trong công tác khắc phục bom mìn; hợp tác cùng Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC). GICHD và VNMAC,  phối hợp   với Trung tâm Quốc tế (IC), tổ chức Hội thảo chia sẻ các bài học kinh nghiệm nhằm thảo luận về những kết quả đã đạt được,  tiến độ và các ứng dụng thực tiễn tốt nhất từ góc độ khu vực.

 

Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam

Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) được thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 2014 theo Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng để thực hiện việc phối hợp và triển khai các nhiệm vụ của Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Chương trình 504). VNMAC chủ trì phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương nhằm xây dựng kế hoạch, đề xuất chính sách ,xây dựng khuôn khổ pháp lý và đánh giá công tác khắc phục hậu quả bom mìn của Chương trình 504 trong ngắn hạn và dài hạn. Trung tâm hỗ trợ điều phối và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung tâm triển khai các hoạt động nâng cao năng lực và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia trong công tác khắc phục bom mìn.

Trung tâm Quốc tế (IC)

 IC (trước đây là VVAF) có hơn 30 năm kinh nghiệm triển khai các chương trình nhân đạo trên toàn thế giới bao gồm hỗ trợ người khuyết tật, trồng rừng, biến đổi khí hậu, giáo dục, sức khỏe tâm thần và khắc phục bom mìn. Với sự tài trợ của Văn phòng Hủy bỏ và Di dời Vũ khí, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, IC hỗ trợ Việt  Nam triển khai các dự án khắc phục bom mìn và nâng cao năng lực bao gồm Điều tra tác động bom mìn, giải phóng đất đai, xây dựng tiêu chuẩn khắc phục bom mìn và hệ thống quản lý chất lượng, quản lý rủi ro, tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng chính sách và quản lý thông tin. Từ năm 2013, IC-VVAF, GICHD và VNMAC đã ký kết biên bản thỏa thuận ba bên nhằm phối hợp và hỗ trợ thực hiện Chương trình KPBM Quốc gia. Hiện nay, IC là đồng chủ tịch của Nhóm công tác bom mìn.

Trung tâm Quốc tế Giơ-ne-vơ về Khắc phục bom mìn nhân đạo (GICHD)

Trung tâm Quốc tế Giơ-ne-vơ về khắc phục bom mìn nhân đạo (GICHD) hoạt động với mục đích nhằm giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng tại những nơi bị ảnh hưởng bởi vật nổ, đặc biệt tập trung vào các loại mìn, bom đạn chùm, vật nổ và các kho vũ khí còn sót lại sau chiến tranh.

GICHD hỗ trợ xây dựng và chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực khắc phục bom mìn vì lợi ích của các đối tác bao gồm: các cơ quan quản lý cấp Quốc gia và địa phương, các nhà tài trợ, các Cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức phi chính phủ, các công ty thương mại và các Nhà trường, học viện. Thông qua việc kết hợp 3 mô hình dịch vụ: hỗ trợ thực địa nhằm tập trung phát triển năng lực và tư vấn; hoạt động đa phương liên quan đến tiêu chuẩn và định mức; nghiên cứu và phát triển tập trung vào xây dựng các giải pháp tiên tiến. www.gichd.org

NGUYỄN SÍU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh