THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 10:09

Các thương hiệu lớn tham gia thúc đẩy bảo tồn rừng trị giá 1 tỷ đô la cho Đông Nam Á

Rimba Collective, được phát triển bởi Lestari Capital- một công ty vì môi trường có trụ sở tại Singapore, sẽ tài trợ cho các dự án bảo vệ và phục hồi hơn 500.000 ha (1,2 triệu mẫu) rừng nhiệt đới ở Indonesia và các khu vực.

“Bằng cách liên kết tài trợ bảo tồn trực tiếp với hoạt động của công ty, dự án có tiềm năng thay đổi việc bảo vệ và phục hồi rừng”, Michal Zrust, người đồng sáng lập Lestari Capital phát biểu.

Ông nói thêm, sáng kiến này sẽ tiếp thêm nỗ lực cho các tổ chức khác nhằm xây dựng chuỗi cung ứng dầu cọ bền vững hơn.

Theo Global Forest Watch, vào năm 2020, thiệt hại về rừng nhiệt đới trên toàn thế giới tương đương với diện tích của Hà Lan.

Những tổ chức vì môi trường cho rằng việc sản xuất các mặt hàng như dầu cọ và khoáng sản là nguyên nhân khiến phần lớn rừng bị tàn phá, để làm trang trại trồng trọt, chăn nuôi và hầm mỏ.

Chặt phá rừng là nguyên nhân chính của các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, vì rừng hấp thụ khoảng một phần ba lượng khí thải được tạo ra hằng năm trên toàn thế giới, nhưng lại thải khí carbon trở lại không khi khi chúng bị thối rữa hoặc bị đốt cháy.

Rừng cũng cung cấp thức ăn và môi trường sống cần thiết cho động vật hoang dã.

Indonesia là nơi có rừng nhiệt đới lớn thứ ba thế giới nhưng cũng là nơi sản xuất dầu cọ lớn nhất, một loại dầu ăn được sử dụng trong mọi thứ từ bơ thực vật đến xà phòng và nhiên liệu.

Rất nhiều nhà cung ứng dầu cọ lớn, bên cạnh việc mua dầu bền vững đã được chứng nhận, đã đầu tư vào công nghệ để giám sát chuỗi cung ứng của họ và giúp ngăn chặn nạn phá rừng, nhưng hiệu quả chưa đáng kể.

Rimba Collective sẽ tập trung ban đầu vào các dự án ở Indonesia và hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong khu vực.

Các đối tác sáng lập của nó là các công ty hàng tiêu dùng Nestle, PepsiCo, Procter & Gamble và công ty kinh doanh nông sản Wilmar International có trụ sở tại Singapore.

Họ sẽ đầu tư vào các quỹ được quản lý bởi Lestari Capital cho những danh mục trong các dự án bảo tồn rừng ở Đông Nam Á.

Họ hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư, chẳng hạn như các nhà kinh doanh hàng hóa, nhà chế biến và trồng dầu cọ, các công ty và nhà sản xuất hàng tiêu dùng, sẽ tham gia chương trình trước khi các khoản thanh toán đầu tiên được thực hiện vào tháng 12.

Các dự án sẽ được lựa chọn dựa trên tiềm năng của chúng để bảo vệ và phục hồi các khu vực rộng lớn của hệ sinh thái tự nhiên và các sinh cảnh quan trọng như rừng nhiệt đới, đất than bùn và rừng ngập mặn.

Benjamin Ware- Giám đốc tìm nguồn cung ứng toàn cầu tại Nestle, cho biết sự tham gia của công ty sẽ “cho phép chúng tôi tăng tốc các nỗ lực để bảo vệ rừng và đất than bùn cũng như nhân quyền”, ngoài chuỗi cung ứng của mình.

Chú trọng vào cộng đồng

Năm ngoái, các thương hiệu nổi tiếng đã đưa ra một bước tiến mới mới để ngăn chặn các chuỗi cung ứng hàng hóa gây ra tình trạng mất rừng.

Nó đã vấp phải sự hoài nghi của nhiều tổ chức vì môi trường sau khi nhóm các công ty không đạt được mục tiêu đến năm 2020 là chỉ mua các mặt hàng được sản xuất bền vững.

Các nhà bảo vệ môi trường kêu gọi các công ty trong Rimba Collective đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng của họ không liên quan đến nạn phá rừng và báo cáo minh bạch về tiến độ.

Grant Rosoman, cố vấn cấp cao của Greenpeace International, cho biết rất cần thiết đầu tư tài chính cho việc bảo tồn rừng, đặc biệt là do các cộng đồng lãnh đạo

Ông hoan nghênh tính chất lâu dài của kế hoạch mới và các kết quả của nó 

Nhưng sự minh bạch về cách nó hoạt động, bao gồm chi phí, thanh toán và tổ chức điều hành nó, là rất quan trọng, ông nói thêm.

Marcus Colchester, cố vấn chính sách cấp cao của FPP - Forest Peoples Programme có trụ sở tại Vương quốc Anh, gọi dự án Rimba là “sáng tạo” và kêu gọi Indonesia giúp đỡ bằng cách đơn giản hóa quy trình công nhận quyền đất đai thông thường.

Kevin Woods, nhà phân tích chính sách cấp cao của tổ chức phi lợi nhuận Forest Trends có trụ sở tại Washington, cho biết các nghiên cứu cho thấy kết quả rất kém khi việc bảo tồn rừng không hỗ trợ các quyền đó.

Ông nói: “Điều này có thể đạt được tốt nhất nhờ các quỹ thông qua các tổ chức địa phương hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng sống trong việc bảo tồn rừng.”


Minh An (Theo Reuters)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh