CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:31

Các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo bền vững đều đạt và vượt

Giảm nghèo bền vững: Các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt và vượt - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh điều hành Phiên họp.

Ngày 30/9, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 18,  Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tập trung thảo luận về thực hiện Nghị quyết số 76/2014 /QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh điều hành Phiên họp.

Điểm sáng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao

Đề cập kết quả 06 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nêu rõ: Quốc hội, Chính phủ đã rất quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Kinh phí thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội được Chính phủ giao ổn định để các địa phương chủ động thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người nghèo nâng cao thu nhập, tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin.

Giảm nghèo bền vững: Các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt và vượt - Ảnh 2.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thời gian qua, công cuộc giảm nghèo đạt được thành công hôm nay, là có sự vào cuộc của cả xã hội, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo thông qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,75% năm 2019 và ước năm 2020 còn khoảng 2,75%, trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,43%; tỷ lệ hộ nghèo ở 64 huyện nghèo còn 27,85% năm 2019, ước cuối năm 2020 còn khoảng 24%, trung bình mỗi năm giảm 5,28%"

"Các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Các Bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao", Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.

Giảm nghèo bền vững: Các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt và vượt - Ảnh 3.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre)

Cũng theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa bàn nghèo, nhất là khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có sự thay đổi rõ rệt; thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được cải thiện, từng bước tiệm cận chuẩn mức sống tối thiểu.

"Kết quả giảm nghèo và cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta thời gian qua tiếp tục được các đối tác phát triển, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao", Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3% vào cuối năm 2020

Đề cập những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2020, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Giảm nghèo bền vững: Các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt và vượt - Ảnh 4.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (phải) và Thứ trưởng Lê Văn Thanh

Do đó, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dân thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm.

Bên cạnh đó, trong 8 tháng đầu năm 2020, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường trên cả nước, làm nhiều người chết, mất tích; nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; lúa và hoa màu bị ảnh hưởng, bị đổ, dập nát.

Dự báo trong giai đoạn cuối năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai, Thứ trưởng cho rằng, một số hộ gia đình rơi vào tình trạng nghèo đói, tái nghèo, thậm chí thiếu đói, thiếu lương thực do mất nguồn thu nhập và mất việc làm, sinh kế.

"Công tác giảm nghèo gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, bảo đảm người nghèo có thu nhập, ổn định cuộc sống; đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo 1-1,5%/năm", Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.

Giảm nghèo bền vững: Các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt và vượt - Ảnh 5.

Các đại biểu tham gia góp ý kiến

Mặc dù vậy, đến hết năm 2020, Chính phủ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước xuống dưới 3% (năm 2019 là 3,75%); tỷ lệ bình quân hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm xuống dưới 26% (năm 2019 là 27,85%).

Đánh giá cao công tác thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Tại Phiên họp, đa số các thành viên UBCVĐXH của Quốc hội đánh giá cao công tác thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Ông Nguyễn Anh Trí (đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội) nhất trí với báo cáo và cho rằng, với các con số giảm nghèo đạt được mà báo cáo nêu là một thành công lớn.

Góp ý về thực hiện Nghị quyết số 76/2014 /QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng- (Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre) cho rằng, công tác giảm nghèo trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tạo đà cho ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

Giảm nghèo bền vững: Các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt và vượt - Ảnh 6.

Toàn cảnh phiên họp

Để đạt được tốt hơn nữa, ông Nhưỡng lưu ý, các Bộ ngành, địa phương cần quan tâm tới việc thống nhất phân cấp, phối phợp thực hiện các mục tiêu giảm nghèo một cách khách quan.

"Việc phân bổ nguồn lực phải rõ ràng, đến đúng đối tượng được thụ hướng để tránh có địa phương dồn nguồn lực, có nơi không tìm ra và lãng phí ngân sách của Nhà nước", đại biểu tỉnh Bến Tre nhấn mạnh.

Nêu quan điểm, "giảm nghèo bền vững" là một khái niệm rất hay, ông Lưu Bình Nhưỡng nói thêm, nhiều người khi đi qua giám sát, cứ luôn có ý tưởng xóa "hẳn" nghèo. Theo ông không thể "xóa hẳn" được.

"Hình ảnh cụ Mơ ở Thanh Hóa là một điển hình. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta có rất nhiều cụ Mơ chứ ko phải chỉ một cụ Mơ đâu.

Nhiều người tự nguyện không nhận, trả chính sách để nhường cho người khác", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

"Đơn cử, trong hoạt động kinh tế thì năng lực của từng địa phương, rồi năng lực của từng cá nhân, từng hộ gia đình khác nhau, thì làm sao không có những thang bậc, không có sự khác nhau. 

"Vì hôm nay anh có 1 ngàn USD -  anh giàu, nhưng đến ngày mai cũng 3 ngàn USD kia, "anh" nghèo. Vì thế, chúng ta có thể xóa đói, nhưng không thể xóa nghèo", ông Nhưỡng viện dẫn để nhấn mạnh, công cuộc xóa đói giảm nghèo là công cuộc của thế giới nói chung, là liên tục và kiên trì.

Ngoài công tác đảm bảo giảm nghèo, hướng tới xóa nghèo bằng cách cấp tiền, cơ sở vật chất, ông Nhưỡng cho rằng, các địa phương cũng cần chú trọng tới những công việc khác như để người dân có thể tiếp cận với những thủ tục giảm nghèo, thoát nghèo một cách hiệu quả nhất.

"Chúng ta có rất nhiều cụ Mơ..."

Phát biểu làm rõ thêm các ý kiến đại biểu nêu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, về kết quả Nghị quyết số 76, chúng ta đạt được được rất nhiều. Các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được thành công hôm nay, là có sự vào cuộc của cả xã hội, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, và "đặc biệt là vai trò tự ý thức vươn lên thóat nghèo của nhân dân có bước tiến bộ rõ rệt".

Để minh chứng, nói về ý thức thoát nghèo của người dân, Bộ trưởng nêu, chúng ta có rất nhiều tấm gương sáng.

"Hình ảnh cụ Mơ ở Thanh Hóa là một điển hình. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta có rất nhiều cụ Mơ chứ ko phải chỉ một cụ Mơ đâu. Nhiều người tự nguyện không nhận, trả chính sách để nhường cho người khác", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Theo đó, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, chúng ta mong muốn để nhiều người thoát nghèo, nhưng mong muốn phải trên cơ sở thực tiễn, và phải có rất nhiều thực tiễn.

"Hôm nay đã thoát nghèo, nhưng chỉ cần một trận mưa bão thôi, hay mất một con bê, con bò là đã lại trở thành người nghèo. Ranh giới rất mong manh, rất gần", ông trăn trở và nói thêm, công tác xóa đói giảm nghèo không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mà phải rất kiên trì.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết sẽ xem xét bổ sung để đưa vào bản tổng kết Nghị quyết 76, để trên cơ sở đó, tổng kết Nghị quyết số 76 được sâu sắc hơn.

Cũng trên cơ sở đó, tập trung hoàn thành các tiêu chí để trình Chính phủ kiến nghị, đề xuất Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030 và Nghị quyết đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững giai đoạn 2021 - 2030.

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh