CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 07:30

Các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Đến hẹn lại lên, vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là một ngày Tết truyền thống phổ biến ở những nước Đông Nam Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc. 

Tại Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày "diệt sâu bọ" bởi theo quan niệm của ông cha ta từ xưa thì sâu bọ và mầm bệnh sẽ sinh trưởng mạnh mẽ nhất vào ngày này nên chúng ta phải ăn những thức ăn có khả năng "diệt" sâu bọ.

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 1.

Tết Đoan Ngọ đang đến rất gần, các chị em đã chuẩn bị chưa?

Cho đến nay, tập tục cúng Tết Đoan Ngọ vẫn còn được giữ gìn trên khắp cả nước và đây cũng là dịp để mọi người sum họp bên nhau. Trải qua nhiều năm, dù đã có nhiều đổi thay nhưng truyền thống của người Việt vẫn được thể hiện qua các món ăn đặc trưng vào Tết Đoan Ngọ như cơm rượu nếp, bánh gio, chè trôi nước, các loại trái cây như mận, vải...

Bánh gio, cơm rượu nếp, mận, vải... là những thứ luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ Theo quan niệm từ xưa, vị nồng của nếp hòa với men cay của rượu sẽ làm cho các ký sinh có hại trong cơ thể bị "tiêu diệt". Đặc biệt là cơm rượu nếp nên ăn vào buổi sáng, ngay khi vừa ngủ dậy.

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 3.

Cơm rượu nếp cái hoa vàng đặc trưng ở miền Bắc.

Để làm cơm rượu nếp người ta thường sử dụng gạo nếp, nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng được đồ lên và ủ trong vài ngày. Cơm rượu khi ăn có vị ngọt cay cay và tạo cảm giác dễ chịu trong bụng.

Tuy nhiên giữa các vùng miền lại có sự khác nhau về cách làm cơm rượu nếp. Nếu như cơm rượu ở miền Bắc là hạt rời thì cơm rượu ở miền Nam lại là dạng viên, còn ở miền Trung cơm rượu được ép thành khối và cắt thành các miếng vuông vức. 

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 4.

Cơm rượu ở miền Nam lại có dạng viên tròn và thường được ăn cùng với xôi vò.

>> Xem cách làm cơm rượu nếp tại đây.


Bánh gio và bánh bá trạng

Bánh gio vốn thức quà dân dã có nhiều tên gọi khác nhau như bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng... và đây cũng là một món ăn luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Bánh gio không chỉ ngon mà còn giúp chống ngấy, hạ nhiệt, làm mát ruột rất thích hợp để ăn trong những ngày nắng nóng của mùa hè.

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 6.

Bánh gio vàng óng ánh và thơm ngon khó cưỡng.

Bánh gio được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro đốt sau đó đem gói trong lá chuối và luộc chín. Chẳng ai có thể cưỡng lại được những chiếc bánh gio với màu hổ phách óng ánh, trong suốt và mềm dẻo. Khi chấm bánh gio với mật mía ngọt ngào bạn sẽ cảm thấy như có một bản hòa tấu vô cùng thơm ngon trong miệng mình. 

Nếu như bánh gio phổ biến ở miền Bắc thì miền Nam, nơi tập trung nhiều đồng bào người Hoa, lại xuất hiện thêm bánh bá trạng. Bánh bá trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp. 

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 7.

Bánh bá trạng lại phổ biến ở miền Nam.

Ở miền Nam bánh tro thường có nhân đậu xanh, nhưng với bánh bá trạng, đậu xanh nằm ngay trong phần vỏ bánh nếp và nhân thì lại bao gồm rất nhiều loại khác nhau như tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt lợn...

>> Xem cách làm bánh gio tại đây.


Chè trôi nước

Nếu như nười miền Bắc thường ăn bánh trôi, bánh chay vào dịp Tết Hàn thực (mùng 3/3 Âm lịch) thì miền Nam lại ăn chè trôi nước vào dịp Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, chè trôi nước được làm từ gạo nếp nên món ăn này cũng có khả năng diệt sâu bọ tốt.

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 9.

Ở miền Nam người ta thường ăn chè trôi nước vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Chè trôi nước miền Nam là những viên chè tròn to được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi. Chè trôi nước được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa. Khi ăn bạn cho thêm chút gừng giã nhỏ và vừng vào ăn cùng sẽ rất ngon. 

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 10.

Chè trôi nước thường ăn cùng nước cốt dừa, vừng và gừng giã nhỏ.

>> Xem cách làm chè trôi nước kiểu miền Nam tại đây. 


Chè kê

Nếu như ở miền Nam có chè trôi nước thì miền Trung lại có chè kê vào ngày Tết Đoan Ngọ, món ăn này đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế. Thời điểm Tết Đoan Ngọ cũng là lúc mùa kê vào mùa, vì thế người dân Huế thường làm chè kê để dâng ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, đây cũng là một món ăn quen thuộc trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Quảng Nam.

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 12.

Chè kê không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ ở Huế.

Chè kê được làm từ hạt kê được xay tróc vỏ rồi ngâm và đun sôi cho đến khi nở mềm thành dạng sền sền. Sau đó cho thêm ít đường và nước gừng là món chè kê đã hoàn thành. Chè kê có màu vàng đặc trưng và rất thơm. Có rất nhiều biến tấu với chè kê như chè kê đậu xanh, chè kê khoai lang... 

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 13.

Chè kê thường ăn cùng với và bánh tráng mè.

>> Xem cách làm chè kê tại đây. 


Thịt vịt

Bên cạnh trái cây, cơm rượu, các loại chè bánh thì thịt vịt cũng là một món được nhiều gia đình cho vào mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm từ xưa, ngày 5/5 Âm lịch thường là ngày nóng nực nên mọi người ăn thịt vịt vì vịt có tính hàn. Bên cạnh đó thịt vịt còn được cho là có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 15.

Thịt vịt có tính hàn rất thích hợp ăn vào ngày nắng nóng.

Ngoài ra, bắt đầu từ mùng 5/5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa và vì thế những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi. Vịt có thể được chế biến thành nhiều món như vịt luộc, vịt quay, cháo vịt... món nào cũng ngon và hấp dẫn. 

Dù là gái vụng hay gái đảm cũng nên biết các món có mặt trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ này nhé! - Ảnh 16.

Món vịt om sấu có mặt trong một mâm cúng Tết Đoan Ngọn đẹp mắt.


NV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh