THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:13

Các kết quả nghiên cứu khoa học về công dụng của đậu tương

Đậu tương (đậu nành) tên khoa học là Glycine max (L) Merr, họ đậu (Fabaceae). Theo Đông y, đậu tương vị ngọt, tính bình, vào kinh Tỳ và Thận. Công năng: hoạt huyết, khu phong, lợi thấp, giải biểu, trừ phiền, phát hãn.

Đậu tương giảm mỡ máu cho người thừa mỡ máu: Theo kết quả của 35 công trình nghiên cứu khoa học ở người ăn đậu tương thường xuyên thấy giảm đáng kể mức cholesterol LDL (cholesterol có hại)  đồng thời tăng mức cholesterol HDL (cholesterol  tốt).

Đậu tương hạ huyết áp cho người tăng huyết áp: Nghiên cứu trên 60 phụ nữ tăng huyết áp mỗi ngày sử dụng 25g protein chiết xuất từ đậu tương liên tục trong 8 tuần, thấy giảm huyết áp: tâm thu 9,9%; tâm trương 6,8%  so với người tăng huyết áp không dùng protein đậu tương.

Các kết quả nghiên cứu khoa học về công dụng của đậu tương - Ảnh 1.

Đậu tương còn có công dụng tăng sức khỏe xương, giảm triệu chứng mãn kinh...

Đậu tương tăng sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương chống gãy xương nhất là ở  phụ nữ mãn kinh.

Đậu tương cải thiện hoạt động não bộ: đậu tương làm tăng chức năng hoạt động thần kinh,  nhất là với người có tuổi, ngăn ngừa lú lẫn (Alzheimer)

Đậu tương giảm tỷ lệ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt: chất genistein trong đậu tương có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú của nữ và ung thư tuyến tiền liệt của nam

Món ăn - bài thuốc như sau: Mỗi ngày ăn 1 lần (thay bữa sáng): Đậu tương (đậu nành) loại tốt, hạt đều 100g, vừng đen (mè đen) loại tốt hạt mẩy đều không có hạt lép và tạp chất: 20g.

Cách chế biến: Đậu tương rửa sạch rồi ngâm trong nước sạch trong 10-12 giờ. Vừng đen: ngâm trong nước sạch 15 phút rồi rửa sạch loại bỏ hạt nổi trên mặt nước. Cho đậu và vừng vào nồi, thêm nước khoảng 50ml nấu cho đậu chín mềm thành cháo đặc. Sau đó thêm bột canh cho vừa miệng.

Cách dùng: Ăn nóng thay bữa sáng, ăn liên tục trong 1 tháng rồi kiểm tra sinh hóa máu, nếu chưa đạt lại ăn tiếp đến khi mỡ máu bình thường

Kinh nghiệm chế biến:  Mỗi lần chế 5 bữa ăn, khi nấu chín và bổ sung bột canh vừa miệng thì chia thành 5 suất ăn. 1 suất ăn ngay còn 4 suất cho vào tủ lạnh trong ngăn mát để bảo quản.  Khi ăn thì  đun cách thủy cho nóng để ăn. Vừng đen có thể rang thơm rồi giã nhỏ trộn với đậu tương chín nhừ cũng được (cái khó khi rang vừng là dễ bị quá nóng sẽ giảm đến 70% arginin của vừng).

Bài thuốc này dùng cho phụ nữ là tốt (nhất là người trên 40 tuổi trở đi). Đồng thời với dùng thuốc phải tăng cường vận động cơ thể hàng ngày mới có hiệu quả cao.

Theo dược sĩ Trần Xuân Thuyết, thành phần hóa học của đậu tương gồm: Protein 40%; Có đủ các acid amine cơ bản như: Leucin, isoleucine, lysine, methionine, phenyl alanine, tryptophan, valine. (lượng proteine trong 100g đậu tương bằng lượng proteine trong 800g thịt bò). Lipid 12-25%. Glucid 10-15%. Isoflavone (gồm có genistein 50% daidzein 40% glycitein 10%). Các vitamin A, B6, B12, E , F, K. Các khoáng chất: canxi 277mg, sắt 15,7mg, kali 1797mg, kẽm 4,89mg, photpho 704mg, magie 280mg.

CẨM TÚ (sưu tầm)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh