THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:46

Các hãng công nghệ cạnh tranh nhau về hệ sinh thái

 

Số liệu thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường IDC cho thấy trong 3 tháng đầu 2017, doanh số smartphone toàn cầu đã tăng 4,3% với hơn 347,4 triệu thiết bị, vượt 3,6% mức dự báo trước đó.
Dù tăng trưởng mạnh nhưng nhiều chuyên gia nhận định cuộc đua điện thoại thông minh đang dần đến mức bão hòa bởi sức sáng tạo ngày một ít đi. Hiện tại, các nhà sản xuất tên tuổi nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới nhằm mở rộng thị trường. Trong đó, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời phủ sóng ở nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng một hệ sinh thái công nghệ (ecosystem) thông minh được chú trọng hàng đầu.

 

Smartphone cùng các thiết bị và dịch vụ khác có thể kết hợp với nhau tạo nên hệ sinh thái hỗ trợ đắc lực cho người dùng.
Hiểu một cách đơn giản, ecosystem là khái niệm chỉ một mạng lưới rộng khắp các thiết bị và dịch vụ có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, trải dài từ phần cứng đến cả phần mềm. Khả năng đồng bộ dễ dàng mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng trong cả giải trí lẫn công việc, thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thường thấy trong cuộc sống thường ngày.
Ví dụ người dùng có thể trải nghiệm thực tế ảo bằng kính VR trực tiếp trên smartphone, hoặc live streaming 360 độ lên mạng xã hội bằng thiết bị chuyên dụng kết nối với điện thoại. Hay tất cả thông tin sức khỏe gồm cân nặng, năng lượng tiêu hao, số bước đi hàng ngày hoặc tình trạng giấc ngủ dễ dàng đồng bộ với di động thông qua chiếc đồng hồ thông minh hoặc vòng tay thể thao thông minh.
Thậm chí, chỉ với một vài cú chạm, người dùng có thể kết nối trực tiếp với chiếc xe ôtô của mình, hoặc điều khiển toàn bộ thiết bị trong căn nhà thông minh từ TV, tủ lạnh cho đến máy giặt hay lò sưởi, nhà bếp...
Jonathan Rettinger - nhà sáng lập chuyên trang TechnoBuffalo nhận xét: "Hệ sinh thái sẽ phản ánh bộ mặt rõ nét của toàn ngành công nghệ trong khoảng 10 năm tới. Đây sẽ là trọng tâm phát triển được chú ý đặc biệt, trở thành đột phá tiếp theo trong tương lai".

 

Một số hệ sinh thái công nghệ lớn mang đến khả năng ghép nối dễ dàng giữa smartphone với ôtô hay nhà thông minh.

Các chuyên gia nhìn nhận ecosystem còn là một trong những nguyên nhân gây suy thoái cho nhiều ông lớn công nghệ toàn cầu nổi tiếng.
Petri Rouvinen - nhà nghiên cứu tại công ty ETLA cho rằng người dùng luôn cần một thiết bị chuẩn đi kèm với phần mềm và dịch vụ tương xứng. Hiểu theo cách khác, họ cần một hệ sinh thái công nghệ phong phú để dễ dàng lựa chọn và sử dụng, thay vì phải đánh đổi một trải nghiệm nào đó.
Nhằm tạo vị thế vững chắc trên thị trường, hiện nay các hãng công nghệ lớn như Samsung, Google, Facebook hay Microsoft đều chú trọng phát triển hệ sinh thái đa dạng, cung cấp cho người dùng khả năng nhiều tiện ích.
Tờ Washington Post của Mỹ viết rằng Samsung là cái tên điển hình, không ngừng mở rộng phân khúc kinh doanh và luôn đi đầu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở khắp mặt trận, bất kể là cuộc đua sáng tạo hay doanh số.

 

Hệ sinh thái công nghệ Galaxy của Samsung tập hợp những sản phẩm sáng tạo, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Nói về ecosystem, Samsung sở hữu hệ sinh thái sản phẩm phong phú, nổi tiếng từ smartphone, đồng hồ thông minh, kính thực tế ảo Gear VR, camera Gear 360 cho đến phụ kiện "biến hình" điện thoại thành máy tính Samsung DeX. Hãng còn có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất TV, đồ diện gia dụng cho đến âm thanh, chip bán dẫn... Chính vì vậy, công ty nắm trong tay lợi thế lớn, cả về chất lẫn lượng trong việc tạo dựng một hệ sinh thái công nghệ thông minh xoay quanh người dùng.
Trong thế giới công nghệ chạy đua vũ bão như hiện nay, việc bắt kịp xu hướng, thỏa mãn nhu cầu người dùng là chưa đủ. Những hãng sản xuất phải liên tục đón đầu, tìm tòi và thử thách mình ở nhiều lĩnh vực sáng tạo mới và ngành công nghệ trong tương lai sẽ tập trung phần nhiều cho cuộc chạy đua hệ sinh thái công nghệ thông minh.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh