Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu liên quan đến rượu
- Tây Y
- 22:20 - 15/02/2018
Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai những tuần gần đây thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu do liên quan đến rượu.
Ngoài các trường hợp ngộ độc rượu cấp, có cả những ca viêm tụy, xơ gan vì rượu. Các ca xơ gan đa phần là bệnh nhân nghiện rượu lâu năm.
Theo thống kê tại BV Bạch Mai, số bệnh nhân xơ gan do rượu đứng thứ 2 chỉ sau xơ gan do viêm gan B. Trong khi xơ gan là nguyên nhân gây ra 80% các ca ung thư biểu mô tế bào gan.
Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp gây ít nhất 30 bệnh và gián tiếp của 200 loại bệnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm khi cho rằng uống rượu “xịn”, rượu thuốc, rượu vang... không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tại buổi trực tuyến về phòng và kiểm soát ngộ độc rượu ngày Tết, Ths.BS Lê Quang Thuận, Phó giám đốc Trung tâm Chống độc phân tích, dù bia hay rượu với nồng độ, hương vị là gì thì bản chất vẫn là ethanol. Do vậy nếu, bia hay rượu vang uống quá nhiều đều gây hại cho gan và toàn bộ cơ thể.
Uống dưới 30ml rượu mạnh
Trên thế giới, mỗi nước có khuyến cáo cho phép uống bia rượu với tổng lượng khác nhau, dao động từ 10-40g cồn/ngày.
Mức khuyến cáo chung là không nên uống 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.
Không nên uống quá 30ml rượu mạnh/ngày
Tổ chức Y tế thế giới quy định, 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 lon bia 330 ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml hay một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Theo BS Thuận, với thể trạng thấp bé của người Việt Nam, để an toàn, lượng cồn tiêu thụ cần phải thấp hơn mức khuyến cáo trên.
Khi rượu bia vào cơ thể, mức ảnh hưởng tới sức khoẻ phụ thuộc vào thể trạng, độ tuổi, giới tính của từng người cũng như hoàn cảnh và cách thức uống.
“Tốt nhất chúng ta nên uống ở mức phù hợp với từng thể trạng của mỗi người và tuyệt đối không được lạm dụng. Đặc biệt, những người mắc bệnh mạn tính như xơ gan, đái tháo đường, cao huyết áp... phụ nữ có thai, trẻ em, lái xe... thì không được uống”, BS Thuận nhấn mạnh.
Tiến sĩ Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin thêm, một lá gan khỏe đến đâu cũng chỉ có thể thải độc 2 đơn vị cồn/ngày, nếu uống quá chén sẽ khiến gan quá tải, giảm khả năng thải độc.
Bộ Y tế khuyến cáo, người dân không nên thử uống rượu, thử sẽ quen dần, rất khó bỏ. Với trẻ em và vị thành niên không uống rượi bia. Phải dùng rượu bia rõ nguồn gốc.
Nếu uống, cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất. Nên uống từ từ, vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc và sau uống, tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông cũng như tham gia các hoạt động ngoài trời.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngăn Ngừa Bệnh Tim Và Đột Quỵ Ở Người Cao Tuổi: Bí Quyết Sống Khỏe Mạnh Và An Toàn
Bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và vai trò của y học hiện đại...
2 tháng trước
Tin nên đọc