Bước qua tuổi 40, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều người xung quanh mình đều đã thay đổi
- Bác sĩ
- 15:00 - 28/06/2020
Thời gian trôi nhanh như dòng nước chảy siết, đợi tới khi bước qua tuổi 40, bạn bỗng nhiên sẽ phát hiện ra rằng, rất nhiều người xung quanh mình đều đã thay đổi.
So với lúc còn thiếu thời, có những người khi đó thường bị người khác coi thường, đố kị, thì ở hiện tại, họ lại là những người sống thoải mái nhất, còn những người được cho là tài giỏi, là mạnh mẽ lại khổ sở vắt chân lên cổ chạy, không thể hòa giải với chính bản thân mình.
Tôi phát hiện ra một điều rằng, có 4 kiểu người mà khi còn trẻ bạn không xem họ ra gì, nhưng ở nửa đời sau, họ lại sống vô cùng thoải mái.
Người làm việc vừa chậm trông vừa ngốc nghếch
Khi còn trẻ, bên cạnh ta ít nhiều cũng đều sẽ tồn tại những người như này, trông họ lúc nào cũng ngơ ngơ, làm gì cũng chậm chạp, không được nhanh nhẹn, nhiều khi bạn phản ứng từ đời nào rồi họ mới dần dần nghĩ ra được cách giải quyết.
Tôi còn nhớ, cậu bạn cùng bàn năm cấp 2 chính là người như vậy, mỗi lần thi, cậu ấy luôn là người nộp bài cuối cùng, thậm chí còn thường xuyên bị cô giáo thúc giục, thực ra, không phải là cậu ấy không thích học, mà là cậu ấy học khá chậm.
Sau này, cậu ấy thi vào trường cấp 3 khác, chúng tôi cũng ít khi liên lạc. Ngày họp lớp, tôi phát hiện ra, cậu bạn ngốc ngốc năm nào đã trở thành ông chủ của một nhà máy.
Theo cậu ấy kể thì vì làm gì cũng khá chập chạp nên thấy tự mình ra làm riêng thì hơn, vì bản thân là một người khá chân thành, có chữ tín, chất lượng sản phẩm lại tốt, đôi khi còn chủ động chịu thiệt thòi một chút, nên khách hàng cứ vậy càng ngày càng nhiều.
Sau này tôi phát hiện ra, bất luận là trong quan hệ xã hội, hay trong quy tắc thị trường, anh lừa tôi bịp, tính toán so đo thì đường đời của họ càng đi sẽ càng hẹp, còn những người thành tín, và đáng tin cậy thì ngược lại, càng đi đường sẽ càng rộng.
Những người trông kiểu ngơ ngơ, làm việc chậm chạp, tuy nửa đời trước thường sẽ hay phải chịu thiệt, nhưng chỉ cần họ quyết tâm cố gắng, họ hoàn toàn có thể bắt kịp, thậm chí vượt xa nhiều người.
Người vô lo
Trong cuộc sống, còn có một kiểu người, họ thường không có chút ý tưởng gì với tương lai, sống kiểu thế nào cũng được. Đây là một trong những kiểu người bị xem thường nhất khi còn trẻ.
Nhưng khi bước vào tuổi trung niên, bạn sẽ phát hiện ra họ sống rất dễ chịu, vì không có ý niệm gì với tương lai, nên khi lựa chọn bạn đời, họ cũng không quá kén chọn.
Thực ra thực tế cũng cho thấy, những người như vậy, dù chất lượng của họ rất bình thường, không biệt thự xe hơi, những đời sống hàng ngày lại vô cùng thoải mái và dễ chịu.
Khi còn trẻ, chúng ta thường ngưỡng mộ những doanh nhân, nhưng tỷ phú hay người nổi tiếng, nhưng sau này lại phát hiện ra, thực ra, bình thường một chút, cũng chính là hạnh phúc.
Cũng giống như một lời thoại trong bộ phim "Vô gian đạo" của Hông Kông rằng: "Ra ngoài lăn lội, sớm muộn gì cũng phải trả lại". Những người vô cùng thành công, cũng thường phải bỏ ra một cái giá tương xứng như vậy.
Bước vào tuổi trung niên, bạn sẽ đột nhiên phát hiện ra rằng, giá trị quan của mình không chỉ một chiều như trước nữa, khi còn trẻ, chúng ta cho rằng kiếm được nhiều tiền mới là thành công, nhưng tới tuổi trung niên, có thể bạn sẽ cảm thấy rằng, khỏe mạnh, mỗi ngày đúng giờ tan làm về ở bên vợ con, cả nhà quây quần ăn cơm với nhau, đó cũng chính là thành công.
"Người ngốc" không tranh giành
Lão Tử trong cuốn "Đạo đức kinh" có nói: "Phu suy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dư chi tranh", ý muốn nói nếu bạn không tranh giành với đời, thì người trong thiên hạ cũng sẽ chẳng ai tranh giành với bạn.
Khi còn trẻ, chúng ta không hiểu câu nói này, thế nào là không tranh, nếu không tranh thì không phải bảo mình tự làm thằng ngốc để người khác cứ thế lấy nó đi ư.
Bước vào tuổi trung niên, mới dần dần hiểu ra, tư tưởng của Lão Tử, là một triết lý cao minh. Không tranh không phải là bảo bạn trốn tránh sự đời, mặc kệ người ta làm gì mình thì làm, mà là muốn bạn duy trì một sự "im lặng tích cực".
Trong bộ phim điển ảnh có tên "Sống", tài sản và cả ngôi nhà của nhân vật chính đều bị tên tiểu nhân bên cạnh dùng cách thức bẩn thỉu để lừa mất, nhưng hơn 10 năm sau, tên tiểu nhân đó cũng vì những gia sản này mà bị xử bắn.
Đôi khi, đời người chính là như vậy, "trong phúc có họa, trong họa có phúc". Không tranh không phải bảo bạn không làm gì cả, mà là cứ làm tốt phần của mình, đừng quá chấp niệm với những bất công trước mắt, ông trời tự khắc có tính toán của riêng mình, tự khắc có giữ sổ nợ trong tay, ai xấu ai tốt, ông đều biết hết.
Bất kể là lúc nào, những người có thể làm được "không tranh", cuộc sống đều luôn rất nhẹ nhàng và thoải mái với họ.
Người có gia thế
Kiểu người cuối cùng là những người có gia thế, có thực lực. Chúng ta khi còn trẻ sẽ luôn cảm thấy rằng xã hội này thật không công bằng, có những người sinh ra đã ở vạch đích lại còn rất tài giỏi.
Khi bước vào một độ tuổi nhất định rồi, mới bỗng nhiên phát hiện ra, thực ra, hai chữ "công bằng" chỉ là "cái bẫy" mà thôi, một khi con người còn thống trị xã hội thì sẽ không thể nào có sự công bằng tuyệt đối.
Lão Tử nói: đạo của ông trời là trấn áp người có tiền, đi giúp đỡ người nghèo; nhưng đạo của con người lại là đàn áp người không có tiền, ca ngợi những người có tiền.
Vì vậy, khi bạn còn ngồi đó mà mong chờ hai chữ "công bằng", nghĩa là bạn vẫn chưa hiểu được "đạo của người", cuộc sống vốn dĩ đã như vậy, vì sao cứ mãi chấp niệm với sự không công bằng.
Nhưng nếu bạn có thể thấu được "đạo của trời", thì mọi thứ sẽ trở nên thoải mái và dễ dàng hơn rất nhiều.
Con người ta thường thì tới tuổi 40 rồi mới nhận ra, sống ở đời, không cần quá thông minh, cũng không cần quá toàn diện, làm sao để sống cho bình an, thanh thản, vậy là đã tốt lắm rồi.
Đặc biệt là nửa đời sau, bước vào nhà, một bàn ăn ngon, vợ con ngồi đó đợi chờ, cứ như vậy đơn giản sống bình yên qua ngày, đó cũng chính là hạnh phúc.