CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:12

Buộc phải tiêu huỷ 140 triệu bông hoa tulip do Covid-19, từ nông dân cho đến ông chủ công ty sản xuất hoa lớn nhất Hà Lan đều đứng nhìn với sự bất lực

Đối với những người làm nghề trồng hoa tulip ở Hà Lan, thứ 6 ngày 13/3 năm nay thực sự là một bộ phim kinh dị. Khi những bông hoa tulip ở chợ hoa lớn nhất nước này tại Aalsmeer nhiều lầm bị hạ giá xuống tới mức 0.

Frank Uittenbogaard, giám đốc của JUB Holland, một nông trại gia đình 100 năm tuổi ở Noordwijkerhout, đã đưa ra một quyết định cực kỳ táo bạo, đó là huỷ toàn bộ 200.000 cuống hoa tulip. Ông chia sẻ: "Điều đó thực sự rất đau đớn, bởi bạn bắt đầu gieo hạt vào tháng 7 và phải chăm sóc cẩn thận, đúng cách để trồng cây vào tháng 10, sau đó chuyển cây vào bên trong nhà kính. Chất lượng hoa năm nay của chúng tôi rất tốt. Tôi đã phải đạp xe đi đến nơi khác để không chứng kiến cảnh mọi người huỷ bỏ cây hoa." 

Dẫu vậy, Uittenbogaard không phải là nông dân ở Hà Lan phải tiêu huỷ hoa tulip. Khoảng 400 triệu bông hoa, trong đó có 140 cuống hoa, đã bị huỷ trong tháng vừa qua, theo ước tính của Fred van Tol– giám đốc mảng bán hàng quốc tế tại Royal FloraHolland– công ty sản xuất cây và hoa lớn nhất Hà Lan. Ông van Tolcho hay: "Dịch bệnh diễn ra vào đúng thời điểm hoạt động mua bán hoa diễn ra sôi nổi. Doanh thu trong 4 tuần hiện vẫn thấp hơn 50% so với năm ngoái."

Nhu cầu đối với hoa tulip đã sụt giảm nhanh chóng khi các cửa hàng hoa trên toàn cầu đóng cửa do dịch Covid-19 bùng phát, người tiêu dùng thực hiện đúng yêu cầu phong toả của chính phủ và rất nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm cũng bị huỷ bỏ.

Buộc phải tiêu huỷ 140 triệu bông hoa tulip do Covid-19, từ nông dân cho đến ông chủ công ty sản xuất hoa lớn nhất Hà Lan đều đứng nhìn với sự bất lực - Ảnh 1.

Cánh đồng hoa tulip ở thị trấn Lisse.

Thông thường, đối với ngành công nghiệp sản xuất hoa ở Hà Lan, thời điểm bận rộn diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5, trong đó có các ngày Quốc tế Phụ nữ, Lễ Phục sinh và Ngày Của Mẹ. Khi đó, các nhà sản xuất hoa thu về 7 tỷ euro (7,6 tỷ USD), với trung bình 30 triệu bông hoa được bán ra mỗi ngày. Người trồng hoa tulip cũng nâng sản lượng bắt đầu từ tháng 3, đúng thời điểm hoa đã nở rộ. Mùa hoa tulip thường kéo dài khoảng 8 tuần.

Ông van Tol cho biết, một số phần khác của ngành công nghiệp này còn hứng chịu tác động nặng nề hơn những phần khác. Tuỳ thuộc vào thị trường mà các nhà sản xuất hay các nhà cung cấp phục vụ, họ ghi nhận mức lỗ từ 10% đến 85%. 

Ghi nhận 26.551 ca nhiễm và 2.823 trường hợp tử vong, Hà Lan đã áp dụng chính sách cách ly vừa phải để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, mà không thực hiện phong toả. Các trường học, nhà hàng, quán bar, bảo tàng, phòng gym và sân vận động đều đóng cửa cho đến ngày 28/4. Hầu hết các sự kiện với sự tham gia của hơn 30 người đã bị cấm cho đến ngày 1/4. Tuy nhiên, các cửa hàng nhỏ, ví dụ như cửa hàng hoa và bán đồ làm vườn, vẫn được phép mở cửa với điều kiện khách hàng duy trì khoảng cách xã hội 1,5m.

Trong khi các nông dân trồng hoa và nhà phân phối chủ yếu phục vụ thị trường địa phương vẫn có thể tiếp tục hoạt động mua bán trong nước, thì những doanh nghiệp nhập hoa để xuất khẩu nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn.

Jan de Boer – Tổng giám đốc công ty xuất khẩu hoa toàn cầu Barendsen, cho biết doanh thu theo mùa đã giảm 90% cho đến nay. Thông thường, ông có 60 nhân viên làm việc toàn thời gian trong thời điểm này của năm, trong khi hiện tại ông chỉ làm việc với 6 người. Ông chia sẻ, chính phủ Hà Lan đã trả lương cho các nhân viên do đó hoạt động kinh doanh cũng bớt căng thẳng hơn.

Buộc phải tiêu huỷ 140 triệu bông hoa tulip do Covid-19, từ nông dân cho đến ông chủ công ty sản xuất hoa lớn nhất Hà Lan đều đứng nhìn với sự bất lực - Ảnh 2.

Công viên hoa lớn nhất Hà Lan - Keukenhof.

Ông de Boer nói: "Vấn đề lớn nhất của tôi là gì? Khách hàng Viking River Cruisescủa tôi sẽ không đón bất kỳ một du khách người Mỹ nào lên tàu trong năm nay. Do đó, hoạt động kinh doanh của tôi và họ đã bị cắt đứt hoàn toàn, tôi sẽ mất khoảng nửa triệu hoặc 1 triệu euro". Hơn nữa, ông cũng không thể xuất khẩu hoa sang những nước khác – nơi các cửa hàng đều đóng cửa, trong đó có Italy, Tây Ban Nha và Pháp.

Ngoài ra, hàng triệu khách du lịch thường đến Hà Lan để ngắm hoa tulip tại thị trấn Lisse đều huỷ chuyến đi. Theo đó, tác động đã lây lan đến những ngành kinh doanh có liên quan.

Keukenhof – công viên hoa lớn nhất Hà Lan, thường đón 1,5 triệu lượt khách mỗi năm trong suốt 8 tuần của mùa hoa tulip. Tuy nhiên, năm nay, do các biện pháp hạn chế sự lây lan của Covid-19, công viên này đã đóng cửa kể từ ngày 21/3 cho đến ngày 10/5. Việc này sẽ khiến doanh thu của công viên ước tính sẽ giảm 35 triệu USD.

Bart Siemerink, giám đốc điều hành của Keukenhof, cho hay: "Thiên nhiên không nghe theo bất kỳ quy định nào. Chúng tôi có một mùa xuân rất đẹp ở Hà Lan, hiện tại công viên đang cực kỳ rực rỡ. Chúng tôi nỗ lực hết sức để chia sẻ khung cảnh đó với người dân khi họ phải ở trong nhà". Hiện tại, du khách có thể ngắm hoa tại vườn Keukenhof qua chương trình Keukenhof Virtually Open, cho đến mùa hoa năm sau. Trong khi đó, 25 nhân viên chăm sóc vườn hoa tiếp tục làm việc tại công viên.

Ông de Boer - chủ tịch Barendsen, lại rất lạc quan rằng thị trường hoa ở Hà Lan sẽ nhanh chóng hồi sinh, ông chia sẻ: "Tôi lạc quan bởi mọi người luôn cần đến những bông hoa, để kết nối, để ở bên nhau và kể một câu chuyện. Tôi lạc quan về những bông hoa nhưng không phải là những vấn đề về tài chính. Nếu không thể bù đắp những gì đã mất, bạn sẽ bi loại khỏi ‘cuộc chơi". Do đó, tôi sẽ nỗ lực hết sức để duy trì hoạt động." 

Tham khảo New York Times 

Lục Lam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh