Bòng bong, tác dụng chữa bệnh của Bòng bong
- Y học 360
- 20:31 - 04/06/2024
Bồng bồng
Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Bồng bồng |
Tên khác
Bồng bồng, Phất dũ sậy, Phất dũ lá hẹp, Phú quý, Bánh tét
Tên khoa học: Dracaena angustifolia Roxb. thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.
Cây Bồng bồng
( Mô tả, hình ảnh cây Bồng bồng, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Cây dạng thảo sống dai, cao 1-3m, mang lá ở ngọn; trên thân thường có vết sẹo của những lá đã rụng. Lá hẹp, ôm thân, không cuống, dài 20-35 cm, rộng 1,2-4cm, thon lại thành mũi ở đầu, có rạch theo các gân. Hoa hình ống, dài 20-25 cm, màu lam ở ngoài, trắng ở trong xếp nhóm 1-3 cái, thành chuỳ ở ngọn dài 40cm hay hơn, có nhánh trải ra, dài 10-20 cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15cm, tuỳ theo quả có 1 hay 2 hạt. Ra hoa tháng 2-4.
Phân bố thu hái và chế biến
Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc. Lá hái gần quanh năm. Dùng vải sạch lau hết lông, phơi hay sấy khô mà dùng. Loài phân bố từ Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Cây mọc ở nhiều nơi của nước ta, từ Lào Cai đến Ninh Bình... cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín, thái nhỏ, phơi khô. Thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.
Bộ phận dùng:
Rễ, lá và hoa - Radix, Folium et Flos Dracaenae.
Liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc
Tác dụng dược lý
Năm 1974 (Thông báo dược liệu 21, .1974), Lê Hà Lệ Xuân nghiên cứu tác dụng của cao rượu bồng bồng trên 300 súc vật thí nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:
1.Chế phẩm của bồng bồng có những tác dụng điển hình của một glucozit chữa tim: Hoạt tính sinh vật trên mèo (theo Dược điển Liên Xô IX 1961 và Dược điển Việt Nam 1971) là 0,113; hoạt tính sinh vật so sánh với bột lá Digitalis chuẩn Trung Quốc là 73,44%; với liều tiêm trước bằng 50% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 7,88% dơn vị mèo (bằng 16% của liều tiêm trước); với liều tiêm trước bằng 75% đơn vị mèo, lượng thuốc tích luỹ sau 24 giờ là 20% đơn vị mèo (bằng 27% của liều tiêm trước). Như vậy, bồng bồng thuộc nhóm glucozit chữa tim sau 24 giờ tích luỹ ít, ít hơn strophantin G 2 lần, ít hơn Strophantin K và D 3 lần, ít hơn digitoxin 5,3 lần.
2. Chế phẩm bồng bồng ít độc: Liều chết LD~50 đối với chuột nhắt trắng tính theo Perchin là 3,95g. So với những glucozit chữa tim đã biết, khoảng cách an toàn tương đối rộng.
3. Trên tim ếch cô lập, với nồng độ 1:1 triệu, 1:10 triệu và 1:100 triệu đều có tác dụng tăng trương lực tâm thu và làm giảm nhịp tim rõ rệt. Với liều độc: 1:100.000 tim chết ở thì tâm thu.
4. Trên tim thỏ cô lập, với liều 0,008g và0,004g liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng tăng sức co bóp tim, làm giảm nhịp tim và tăng cường trương lực cơ tim, thời gian tâm trương kéo dài, với liều độc gây ngừng tim ở tâm thu.
5. Trên điện tâm đồ thỏ với liều 0,3g/kg tiêm tĩnh mạch và 1g/kg uống đã thể hiện khoảng RR dài ra, phúc hệ QRS ngắn lại, biên độ sóng R tăng cao và khoảng T-P kéo dài ra rõ rệt. Với liều độc, xuất hiện nhịp tim chậm lại quá mức dẫn đến hiện tượng bloc nhĩ thất.
6. Trên hệ mạch tai thỏ với nồng độ 1:100, 1:150 có tác dụng dẫn mạch. Trên hệ mạch ếch, với nồng độ 1:100, 1:150 và 1:500 đều có tác đụng dãn mạch. Ở nồng độ thấp hơn 1:1000 có tác dụng gây co mạch.
7. Trên huyết áp mèo và thỏ, với liều điều trị chế phẩm bồng bồng có tác dụng làm tăng lực tâm thu, nhịp tim chậm và thời gian tâm trương kéo dài. Với liều độc, xuất hiện dấu hiệu ngộ độc, như huyết áp hạ dần, súc vật nôn, do hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích.
Vị thuốc Bồng bồng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị:
Đang cập nhật
Công dụng:
Rễ và hoa có tính giải nhiệt, giải độc.
Liều dùng: 12-20g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bồng bồng
Chữa hen suyễn:
Lá Bồng bồng 20g, Rau khúc 30g, Cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia làm hai lần.
Lá Bồng bồng, mỗi ngày 10 lá, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén chia ra uống 3-4 lần mỗi ngày.
Chữa ho hen:
Lá Bồng bồng 12g, Cỏ sữa lá to 10g, lá Dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa đau răng:
Ngắt lá cây Bồng bồng, lấy nhựa tiết ra đặt vào chỗ răng đau làm giảm đau nhức.
Diệt chấy và trứng chấy:
Mủ (nhựa) cây Bồng bồng 50g, Dầu dừa 100ml, hai vị trên cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho tan đều là được, lấy ra để còn ấm bôi lên tóc dùng lược chải cho thấm ướt đều cả da đầu, dùng khăn dày trùm đầu khoảng 1 giờ, gỡ khăn, gội đầu bằng dầu gội cho sạch dùng lược dày chải trứng và chấy đã chết. Khi bôi thuốc cần lưu ý tránh thuốc vào mắt.
Chữa hen.
Hái lá đem về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3 - 4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2 - 3 ngày, có khi sau 7 - 8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút. Đừng nhầm cây bồng bồng với một cây bồng bồng thuộc họ Hành tỏi. Nhân dân dùng nấu với tôm làm canh.
Tham khảo
Chú ý:
Không nhầm với cây Bồng bồng (Dracaena angustufolia Roxb.), họ Thùa (Agavaceae)
Tag: cay bong bong, vi thuoc bong bong, cong dung bong bong, Hinh anh cay bong bong, Tac dung bong bong, Thuoc nam
Thuviensuckhoe.org Tổng hợp
*************************