THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:41

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Bốn yếu tố phải nghiên cứu sửa đổi tăng tuổi nghỉ hưu

Thứ trưởng Phạm Minh Huân

Xin Th trưởng cho biết vì sao B LĐ- TB&XH đưa ra nghiên cu và ly ý kiến đ tui ngh hưu vào thi đim này? 

  Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Tăng tuổi nghỉ hưu vốn không phải là vấn đề mới, trước đây,  Chính phủ đã hai lần đưa vấn đề này ra Quốc hội nhưng chưa được sự đồng thuận....Trước đó ILO cũng đã khuyến cáo Việt Nam nên tăng tuổi nghỉ hưu lên.  Nhưng vấn đề này lại tiếp tục được đặt ra trong quá trình thảo luận sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012, với hướng cần phải cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu lên. 

Có bốn yếu tố mà chúng ta phải đặt vấn đề này để nghiên cứu sửa đổi lần này. Đó là, cảnh báo của các nhà nghiên cứu, tốc độ già hoá dân số ở nước ta đang tăng rất nhanh, tức tuổi thọ ngày nay tăng lên rất nhiều. Nguồn lao động của chúng ta, phụ nữ trên 55 tuổi, nam giới trên 60 tuổi, có rất nhiều người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và có thể cống hiến tốt ở các công việc cụ thể.Đặc biệt, đối với Quỹ Hưu trí, thời gian đóng quá ngắn, thời gian hưởng quá dài đã dẫn đến mất cân đối Quỹ này. Về mặt chính sách, chúng ta hoặc phải tăng mức đóng lên, hoặc phải giảm mức hưởng đi. Do vậy, nghiên cứu việc tăng đóng bằng cách kéo dài thời gian đóng cũng là vấn đề cần lưu ý.

Ngoài ra, nhìn vào các nước trên thế giới, người ta đều theo xu hướng do tuổi thọ tăng, đều phải kéo dài thời gian làm việc nhiều hơn, họ cũng phải thay đổi tuổi nghỉ hưu để làm sao sử dụng hiệu quả được lực lượng lao động, đặc biệt ở lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao.

 Có thể gọi đó là 4 lý do để tăng còn ba vấn đề cản trở sự tăng tuổi hưu là sức khỏe, là độ ì do tuổi tác, do trình độ chưa qua đào tạo,…là lực lượng lao đông trẻ được đào tạo bài bản đang thất nghiệp thì tính sao, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân:  Một vấn đề bao giờ cũng hai mặt. Mặt thuận lợi là chúng ta có thể sử dụng tốt hơn những người lao động có kinh nghiệm. Nhưng mặt khác, chúng ta phải tính đến yếu tố sức khoẻ, khi tuổi tác nhiều hơn, vấn đề năng suất lao động và đặc biệt là tính đến sự ảnh hưởng đến thị trường lao động, khi có nhiều người đến độ tuổi lao động. Chưa kể tới việc quy hoạch cán bộ khi tăng tuổi nghỉ hưu. Đó cũng  chính là những thách thức mà chúng ta phải tính toán.

.Hiện nay dư luận xã hội có rất nhiều ý kiến traí chiều xung quanh tăng tuổi hưu. Vậy quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào ?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Một vấn đề khi xem xét đều có tính hai mặt. Mặt thuận lợi là chúng ta có thể sử dụng tốt hơn những người lao động có kinh nghiệm, nhưng mặt khác, cũng phải tính đến yếu tố sức khoẻ, khi mà tuổi tác nhiều hơn, vấn đề năng suất lao động và đặc biệt là cần tính việc có nhiều người trẻ đến độ tuổi lao động. Đây là những thách thức trong quá trình xây dựng, chúng tôi đều phải tính toán kỹ để lựa chọn phương án hợp lý.

Một số nước trên thế giới, việc tăng tuổi nghỉ hưu đều phải theo lộ trình. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, tôi cho rằng phải có lộ trình, mỗi năm tăng dần vài tháng để đỡ bị ảnh hưởng. Các bộ, ngành liên quan sẽ phải tính toán thật kỹ bài toán này. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có một bước điều chỉnh. Hiện, mức đóng của người tham gia bảo hiểm xã hội là 32,5% tiền lương, thu nhập. Còn mức hưởng, trong luật cũ, mức tối đa hưởng bảo hiểm là 75% mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội, đây là mức cao. Các nước trên thế giới, mức bình quân hưởng lương hưu chỉ từ 40-60%.  Cho nên, cần có sự điều chỉnh trong phần hưởng. Ví dụ, trước đây khi tham gia bảo hiểm xã hội, nam giới là 30 năm và nữ giới là 25 năm thì được hưởng lương hưu tối đa 75% nhưng bây giờ, muốn được mức tối đa này thì nam giới phải là 35 năm, nữ giới phải là 30 năm.

 

Lao động làm việc trong những ngành nghề độc hại, nặng nhọc sẽ vẫn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu

Thưa Thứ trưởng, về độ tuổi nghỉ hưu như vậy thì lần trước Bộ cũng đã từng trình, nhưng không được Quốc hội thông qua. Vậy lần đề xuất mới này có gì khác để thuyết phục Quốc hội không?

  Thứ trưởng Phạm Minh HuânĐây là một trong những phương án đang được xem xét. Lần trước, trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chúng tôi đã từng nghiên cứu, tính toán nhưng khi trình Quốc hội thì chưa nhận được  đồng tình. Bây giờ chúng tôi cũng phải cập nhật để tính toán lại.

Tuy Việt Nam đang trong quá trình già hóa dân số, nhưng cũng không vì thế mà nóng vội. Thông thường, các nước khác tăng tuổi hưu để tránh tác động thì họ sẽ tăng dần. Tôi cho rằng phải có lộ trình tăng dần, tất nhiên cũng phải phân loại các ngành nghề cụ thể. Đối với các nước, việc tăng tuổi nghỉ hưu là phải theo lộ trình. Ví dụ, ở ta, hôm nay tuổi nghỉ hưu là nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi mà mai, ta quy định đến 2017, nữ 60 tuổi, nam 62 tuổi chẳng hạn thì không phải. Phải có lộ trình, mỗi năm tăng dần vài tháng để đỡ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lộ trình nào cũng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến người lao động. Đây là quá trình tính toán phải kết hợp cả khoa học, thực tiễn để làm sao đưa ra các phương án thích hợp trình Quốc hội.

 Thưa Thứ trưởng, lộ trình nào rồi cũng đến độ tuổi phải nghỉ hưu. Mà vấn đề quan trọng nhất là hưởng lương hưu như thế nào với mức đóng hiện nay?

  Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Thực ra hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã có một bước điều chỉnh. Chúng tôi quan niệm đang trong quá trình cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Mức đóng hiện nay của chúng ta là 32,5% tiền lương, thu nhập.

Về vấn đề hưởng, trong Luật cũ, mức tối đa hưởng bảo hiểm là 75% mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội. Đây là mức cao trên thế giới. Ở các nước trên thế giới, mức bình quân hưởng lương hưu chỉ từ 40-60%.

Nhưng do nền lương của chúng ta thấp nên mức đóng tuy là 75%, thì mức lương tuyệt đối được hưởng cũng rất là thấp. Nhưng cái chúng tôi quan tâm nhất là những người đang hưởng lương hưu thấp. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức lương hưu của chúng ta hiện nay rất thấp, bình quân khoảng 3,8 triệu, tính cả lực lượng vũ trang. Nếu tách riêng lực lượng này ra thì mức lương hưu của khu vực bên ngoài rất thấp chỉ còn 3,4- 3,5 triệu đồng/tháng. Chúng tôi đang tính chính sách tăng lương hưu lên một chút, thay vì 3,4- 3,5 triệu đồng thì tăng lên 4,5- 5 triệu đồng/tháng bình quân. Muốn vậy, phải tăng phần đóng lên.

 Vậy, thưa Thứ trưởng, phương án mà Bộ LĐ-TB&XH đưa ra trong việc tăng tuổi nghỉ lần này là như thế nào?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân:  Hiện, Bộ đang cân nhắc các phương án tăng tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức, trước khi đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động. Dự kiến có 02 phương án, tăng từ 60 lên 62 đối với nam và tăng từ 55 lên 58 hoặc từ 55 lên 60 đối với nữ. Việc tăng tuổi nghỉ hưu nhằm ứng phó với già hóa dân số, sử dụng tốt nguồn nhân lực và cân đối quỹ lương hưu. Tuy nhiên, việc này phải cân nhắc kỹ, tính từng bước để rút dần khoảng cách giữa nam và nữ. Sau này, khi điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam tốt lên, thể chất người Việt Nam tốt lên thì có thể chúng ta có thể tiếp tục điều chỉnh tăng lên.

Xin cm ơn Th trưởng!

 

THIỀU VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh