THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:03

Bộ Y tế không đề xuất bắt buộc công dân hiến máu hàng năm

 

Tại tờ trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng Ban soạn thảo Dự án cho rằng: Luật khám bệnh, chữa bệnh; Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Luật khoa học và công nghệ;… đều cho phép làm các công việc như lấy máu, tế bào, xét nghiệm, ghép,…song các luật này chưa đề cập đến các vấn đề như sản xuất, lưu hành chế phẩm máu, xuất khẩu, nhập khẩu máu và chế phẩm máu; việc hiến máu so với hiến các mô, bộ phận khác của cơ thể người; tiêu chuẩn sức khỏe đối với người hiến máu so với tiêu chuẩn của người hiến mô, bộ phận khác của cơ thể người; kỹ thuật lấy so với kỹ thuật lấy mô, bộ phận khác của cơ thể người; và các luật đã được thông qua không thể bao phủ hết toàn bộ các khía cạnh của từng lĩnh vực,…

Hiến máu tình nguyện

Cùng với đó, Ban soạn thảo cho rằng, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới các nước trên thế giới và trong khu vực hiện nay, để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền như: Luật truyền máu, Luật cấm buôn bán máu…Xuất phát từ các lý do nêu trên cho thấy việc xây dựng Luật về máu và tế bào gốc là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo còn nhiều bàn luận khi nhiều phương án lựa chọn liên quan đến chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và góc nhìn của nhà làm luật cũng như các đơn vị quản lý nhà nước.

Ví dự như về quản lý, giám sát tốt chất lượng máu, chế phẩm máu Dự thảo cũng đề ra 2 giải pháp: Giải pháp 1: - Quy định hệ thống truyền máu tập trung;  Giải pháp 2: - Không quy định hệ thống truyền máu tập trung. Đối với điều này, Ban soạn thảo cho rằng nên lựa chọn giải pháp 1 là tổ chức hệ thống truyền máu tập trung với sự tham gia của các cơ sở y tế của cả Nhà nước và tư nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Hoặc như chính sách tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong chăm sóc sức khỏe. Trong đó cũng đặt ra 2 giải pháp:

Giải pháp 1: - Thiết lập hệ thống ngân hàng tế bào gốc gồm: Các cơ sở lưu trữ tế bào gốc phi thương mại gồm: Trung tâm tế bào gốc quốc gia, các trung tâm tế bào gốc khu vực được thành lập trên cơ sở lồng ghép với trung tâm truyền máu quốc gia và các trung tâm truyền máu khu vực; Các cơ sở lưu trữ tế bào gốc thương mại gồm các ngân hàng tế bào gốc tư nhân.

Giải pháp 2: - Không thiết lập hệ thống ngân hàng tế bào gốc quốc gia mà chỉ xây dựng cơ chế pháp lý cho việc thành lập các ngân hàng tế bào gốc hoạt động theo cơ chế thương mại.

Ghép tạng không còn là chuyện của riêng ai

Thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 của Quốc hội khóa XIV và thông qua dự án Luật vào kỳ họp thứ 8 năm 2018 của Quốc hội khóa XIV.

Theo tính toán lý thuyết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Như vậy mỗi năm, Việt Nam với khoảng 90 triệu dân (Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 01/4/2014) sẽ cần 1.800.000 đơn vị máu. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010 lượng máu tiếp nhận của các nước đạt 1.051.438 đơn vị (đáp ứng 45% nhu cầu về máu và tỷ lệ hiến máu mới đạt 0,9% số dân hiến máu). Mặc dù lượng máu không đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác điều trị nhưng trên thực tế hiện nay việc sử dụng máu còn khá lãng phí vì hầu hết các cơ sở y tế vẫn đang thực hiện việc truyền máu toàn phần (>80% ở hầu hết các tỉnh) do chưa đủ điều kiện để sản xuất các chế phẩm máu. Bên cạnh đó, an toàn truyền máu cũng là vấn đề đáng quan ngại trong giai đoạn hiện nay vì ở nước ta vẫn đang sử dụng các kỹ thuật sàng lọc bằng huyết thanh chưa đảm bảo an toàn, đang ở mức độ thô sơ

VĂN NGHĨA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh