Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Xử lý sai phạm của cán bộ y tế thời gian qua là việc rất đau lòng
- Tây Y
- 10:35 - 10/11/2021
Sáng nay (10/11) và thêm 15 phút chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ là thành viên Chính phủ đầu tiên lên "ghế nóng" trả lời chất ván trước Quốc hội. Ông Long “mở màn” cho 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, đồng thời cũng là lần đầu tiên ông trả lời chất vấn trực tiếp tạị nghị trường.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu, khẳng định kết quả của phiên chất vấn này sẽ là tiền đề để Quốc hội tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện các phiên chất vấn tiếp theo. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV.
Về việc lựa chọn các chủ đề chất vấn, việc chất vấn bằng phiếu của các ĐBQH, ý kiến của cử tri và nhân dân quan tâm về những tình hình nổi lên ở các phiên thảo luận tổ, các vấn đề nóng. Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp 12 vấn đề nóng và đã chọn ra 6 vấn đề được lấy ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội đã biểu quyết lựa chọn ra 4 vấn đề cụ thể là y tế, lao động việc làm và các vấn đề xã hội, kinh tế vĩ mô, đầu tư công và vấn đề liên quan đến giáo dục đào tạo.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị mỗi đại biểu lựa chọn vấn đề tâm đắc nhất, đặt câu hỏi chất vấn ngắn gọn, trọng tâm trong vòng 1 phút, Bộ trưởng trả lời trong phạm vi 3 phút theo tinh thần “hỏi nhanh, đáp gọn”. Trong quá trình trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, các Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ tham gia trả lời chất vấn những vấn đề cử tri và đại biểu quan tâm.
Các đại biểu có quyền tranh luận lại với phần trả lời của các Bộ trưởng, không tranh luận giữa các đại biểu với nhau, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Sau phiên họp, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết chung về phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Mở đầu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo với Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước về những nội dung đã làm được cũng như những vấn để còn hạn chế. Bộ trưởng cảm ơn sự quan tâm, đóng góp của Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước và xin trân trọng lắng nghe các câu hỏi chất vấn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu, "Giá xét nghiệm COVID-19 không thống nhất, nơi cao nơi thấp, tại sao có việc này xảy ra? Trách nhiệm của bộ trưởng về trôi nổi giá thiết bị y tế, vấn đề tiêu cực ở ngành y thời gian qua? Có nên tách quản lý và chuyên môn riêng như một số đại biểu đã ý kiến?" Về vấn đề này đại biểu cũng gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Đại biểu Đoàn Hồng Sĩ (Bình Thuận) hỏi: Việt Nam là một trong bốn nước đầu tiên phân lập được virus. Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất được tex xét nghiệm. Tuy nhiên, trong thời gian qua chúng ta chủ yếu nhập khẩu, đề nghị Bộ trưởng cho biết tại sao trong nước lại không được sản xuất và phải nhập từ nước ngoài và nếu có sản xuất thì đã sản xuất ở đâu, ở địa phương nào? Giá cả trong quản lý xét nghiệm trong thời gian vừa qua, đến sáng nay mới có giá thì trước đây ở các cơ sở khác nhau.
"Bộ trưởng cho biết cơ sở giá xét nghiệm. nhiều địa phương? Người dân dưới 18 tuổi chưa được tiêm vaccine COVID19, nhưng hiện nay một số địa phương đã có nơi đã bắt đầu tiếp tục tiêm mũi ba, xin Bộ trưởng cho biết cơ sở tiếp cận vaccine ở các địa phương như thế nào?", đại biểu Đoàn Hồng Sĩ nói.
Trong tháng 11 sẽ triển khai trên địa bàn toàn quốc tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, giá xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào giá sinh phẩm. Tuy nhiên, sinh phẩm lại không thuộc mặt hàng quản lý giá theo quy định của Luật Giá và đây chính là điểm khiến cho giá có sự khác nhau.
Theo Bộ trưởng, đối với giá xét nghiệm của các đơn vị y tế công lập thực hiện theo quy định của Bộ Y tế là thực thanh thực chi; đối với các đơn vị y tế tư nhân, giá là do đơn vị tự chịu trách nhiệm nhưng phải niêm yết, phải công khai.
Bộ trưởng xin tiếp thu ý kiến của đại biểu, để trên cơ sở đó cùng với các đơn vị chức năng đưa ra những hình thức tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc giá xét nghiệm của các đơn vị tư nhân.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề nghị đối với các địa phương cũng tăng cường việc kiểm tra, giám sát và cho biết Bộ Y tế đã có văn bản gửi cho các địa phương đối với việc này.
Bộ Y tế cũng đã nhận thấy trách nhiệm và đã có triển khai rất quyết liệt trong thời gian qua. Vì vậy, Bộ Y tế cũng đã chính thức đưa mặt hàng về sinh phẩm xét nghiệm vào mặt hàng về quản lý giá.
Bộ trưởng khẳng định: Tới đây chắc chắn rằng việc giá xét nghiệm sẽ từng bước được điều chỉnh và trên một quan điểm chung là cố gắng hạ được giá xét nghiệm để bảo đảm cho vấn đề về thực thi những biện pháp về phòng, chống dịch cũng như bảo đảm hiệu quả.
Bộ Y tế cũng ban hành thông tư 16 với giá xét nghiệm. Với câu hỏi của đại biểu Đặng Hồng Sỹ về sản xuất kist test. Ngay sau tháng 3-4-5 thì chúng ta hỗ trợ với 2 đơn vị sản xuất được test PCR về cơ bản chúng ta đáp ứng đủ. Cùng đó, hiện có 2 đơn vị sản xuất test nhanh kháng nguyên, 2 đơn vị chuyển giao công nghệ từ Pháp và 1 đơn vị chuyển giao từ nước khác. Về nguyên tắc phân vaccine thì theo nguyên tắc có đối tượng và địa bàn ưu tiên, tập trung phân bổ cho tỉnh thành phố có diễn biến dịch phức tạp, những địa phương có nguy cơ cao.
Đặc biệt, Bộ trưởng Long nêu, trong Nghị quyết 21 cũng quy định cụ thể các đối tượng ưu tiên sử dụng vaccine, thời gian qua Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương phân bổ vaccine với người cao tuổi trên 50 và 65 tuổi. Theo Nghị quyết 128 đã quy định rõ với các địa phương trong tháng 10 phải phủ cho được đối tượng trên 65 tuổi và đến tháng 11 phủ trên 50 tuổi.
Một số địa phương đã tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Trong tháng 11 sẽ triển khai trên địa bàn toàn quốc tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Dựa theo nguyên tắc tuổi cao thì tiêm trước và tuổi thấp tiêm sau.
Phủ nhanh mũi 1, chưa tiêm vaccine mũi 3
Về tiêm mũi thứ 3 thì Bộ Y tế mới lập kế hoạch và chưa tiêm mũi 3, dự kiến tiêm vào cuối tháng 12 vì chúng ta phải phủ nhanh mũi 1 cho tất cả các địa phương, trong 2 tuần đầu tháng 11 cố gắng phủ hết mũi 1 cho các địa phương sau đó trả mũi 2, sau đó mới tiêm mũi 3. Mũi 3 sẽ tiêm cho người cao tuổi, có bệnh lý nền.
Về sai phạm, vi phạm của một số cán bộ y tế bị xử lý trong thời gian qua, nhất là trong công tác đấu thầu, mua sắm thuốc men vật tư, trang thiết bị y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ, "đây là vấn đề rất đau lòng, bên cạnh nguyên nhân chủ quan, có những nguyên nhân khách quan".
Bộ trưởng cho biết, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản để quy định, hướng dẫn trong lĩnh vực này; thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các sai phạm.
Về nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Bộ Y tế hết sức quan tâm và mong muốn chủ động được nguồn vaccine trong nước. Tuy nhiên, việc cấp phép sản xuất vaccine phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Bộ cố gắng giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.
Bộ Y tế đã thành lập 2 hội đồng (Hội đồng Y đức và Hội đồng cấp phép). Các hội đồng này hoạt động độc lập với Bộ trưởng; được biết các hội đồng đã phối hợp rất chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Thời gian cụ thể phải chờ đợi kết quả từ 2 hội đồng.