Ninh Thuận: Cần tạo bứt phá trong giảm nghèo
- Tây Y
- 16:35 - 14/04/2018
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, ông Lê Văn Bình-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã báo cáo với Bộ trưởng và Đoàn công tác những kết quả nổi bật của ngành LĐ-TB&XH, cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và đề xuất những biện pháp tháo gỡ.
“Nhìn chung, trong thời gian qua tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách lao động, người có công trên địa bàn, không có sự cố gây quan ngại cho xã hội; giải quyết việc làm đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, xuất khẩu lao động có xu hướng tốt; công tác đào tạo nghề từng bước gắn với yêu cầu thực tiễn. Thẩm định và đề xuất giải quyết chế độ chính sách và hồ sơ liệt sỹ tồn đọng đảm bảo kịp thời, đúng quy định; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quóc gia giảm nghèo bền vững góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch đề ra; Thực hiện các chỉ tiêu về bình đẳng giới, tai nạn thương tích trẻ em giảm về số vụ và số lượng tử vong; công tác phòng chống ma túy, mại dâm và AIDS được quan tâm chỉ đạo”-Ông Lê Văn Bình đánh giá.
Ông Lê Văn Bình-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận báo cáo các hoạt động của ngành tại buổi làm việc
Cụ thể, ở lĩnh vực lao động việc làm, dạy nghề: Trong năm 2017, đã giải quyết việc làm cho hơn 16.500 người, tăng 3,17% so với năm trước. Quý I/2018 đã giải quyết việc làm cho hơn 4.500 lao động. Công tác dạy nghề từng bước gắn với yêu cầu thực tiễn, năm 2017 đã đào tạo nghề nghiệp cho gần 9.200 người, tăng 1,62% so với năm trước. Quý I/2018 đào tạo nghề cho gần 1.600 người.
Chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp ưu đãi thường xuyên với kinh phí chi trả trợ cấp trên 76 tỷ đồng/năm. Đã thẩm định và đề xuất giải quyết chế độ chính sách 1.302 hố sơ; phối hợp đề xuất giải quyết chế độ đối với 3 hồ sơ liệt sỹ tồn đọng theo Quyết định 408 của Bộ LĐ-TB&XH. Toàn tỉnh đã xây dựng được 371 nhà ở cho người có công, còn lại phải xây dựng tiếp 883 nhà nữa trong thời gian tới. Đề nghị Trung ương hỗ trợ khoản 9,5 tỷ đồng nữa để hỗ trợ hàn thành xây dựng nhà ở cho người có công theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung
Các chính sách an sinh xã hội đã tập trung triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo đúng quy định. Với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành các cấp, cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 2,18%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (so với kế hoạch giảm 1,5%), riêng huyện nghèo Bác Ái giảm 5,76%. Bộ mặt nông thôn các xã nghèo giảm rõ rệt. Tình hình tai nạn thương tích trẻ em giảm về số vụ và số lượng tử vong (giảm 43 vụ, tử vong giảm 4 em), toàn tỉnh xảy ra 7 vụ xâm hại trẻ em, tăng 3 vụ so với năm 2016.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cũng đã kiến nghị với Bộ trưởng và Đoàn công tác nghiên cứu sửa đổi mọt số chính sách như nâng mức trợ cấp cho người hoạt động kháng chiến, cho phép Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận liên kết với Tập đoàn liên kết giáo dục Spectrum (Malaysia) đào tạo ngành Năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là thế mạnh tại đại phương.
Sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận và các sở ngành địa phương báo cáo, Bộ Trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, Ninh Thuận là một trong những tỉnh nghèo của cả nước nhưng đã nổ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thách thức để hoàn thành các nhiệm vụ của ngành LĐ-TB&XH theo các mục tiêu đã đặt ra.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Tuy nhiên, Ninh Thuận là một tỉnh khó khăn về kinh tế, thu nhập bình quân thấp so với cả nước, thu ngân sách thấp nên thiếu nguồn lực để đầu tư hạ tầng phát triển về dân sinh cũng như hỗ trợ cho vùng nghèo, hộ nghèo giảm nghèo bền vững. Hiện tại Bình Thuận đứng thứ 20 về quy mô giảm nghèo và đứng thứ 43 về tỷ lệ hộ nghèo. Đời sống đồng bào ở vùng cao và bà con dân tộc thiểu số còn khó khăn. Các chính sách giảm nghèo thiếu sự bứt phá nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy Bộ trưởng gợi mở cho Ninh Thuận cần có các giải pháp trọng tâm trong giảm nghèo như vấn đề xuất khẩu lao động ở vùng nghèo, vùng nông thôn cần đẩy mạnh về nhận thức để trở thành phong trào. Bộ sẽ quan tâm hỗ trợ cho tỉnh đưa người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản để tạo thu nhập cho người lao động, vươn lên thoát ngèo bền vững.
Vấn đề phòng chống ma túy ở địa phương cũng đáng chú ý. Nhất là đối tuuwongj sử dụng trái phép chất ma túy (ma túy tổng hợp, ma túy đá) tăng nhanh trong thanh thiếu niên. Hiện tỉnh có 888 đối tượng liên quan đến ma túy phủ ở 50/65 xã, phường, thị trấn. Tác hại của ma túy đối với xã hội là rất lớn, vì vậy, UBND tỉnh cần sớm có Nghị quyết chuyên đề về vấn đề này. Các chính sách đối với người có công, các chính sách đối với người yếu thế được tỉnh quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời đảm bảo an sinh xã hội. Hồ sơ tồn đọng người có công của tỉnh cơ bản giải quyết xong, tuy nhiên Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh cần quan chăm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình người có công để nâng cao mức sống người có công như mục tiêu đặt ra là ngang hoặc hơn mức sống trung bình nơi cư trú.
Bộ trưởng cũng tiếp thu các kiến nghị đề xuất của tỉnh Ninh Thuận để nghiên cứu hoàn thiện chính sách phù hợp và quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất đề xây dựng Nghĩa trang liệt sỹ, Trung tâm Điều dưỡng Người có công theo quy định.
Bộ trưởng thăm Cơ sở cai nghiện ma túy ở huyện NInh Sơn
Bộ trưởng và Đoàn công tác thăm Vườn nho Ba Mọi