THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:14

Bộ sưu tập báu vật “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình

Ông Dần, cho biết, trong bộ sưu tập cổ vật của ông có nhiều cổ vật mang tầm bảo vật quốc gia như: Bình, tháp, ấm, bát gốm sứ Lý Hoa nâu(thời nhà Lý); lư hương, ấm gốm thời nhà Mạc; đèn gốm đầu hạc nhà Lý; ấm rượu thời Lý; đèn nhà Trần; ghè thời Minh, đôi nghê thời Lê…

Với ông cổ vật quý không quan trọng được làm bằng chất liệu gì chỉ cần có có giá trị về thời gian, có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế bộ sưu tập cồ vật của ông rất phong phú và đa dạng về chất liệu như: Gốm sứ, đồng, đá, sắt, gỗ, ngọc…

Được biết, ngoài thú sưu tầm cổ vật ông Dần còn nhận sửa chữa, phục chế hoa văn, họa tiết cổ vật để kiếm thêm tiền sưu tầm thêm cổ vật.

Ông Dần chia sẻ: “ Tương lai tôi muốn xây bảo tàng để trưng bày hết những cổ vật mình có và sau này sẽ để lại toàn bộ cho con cháu tôi. Với tôi cổ vật quý là vô giá trị, nó là tinh hoa, là di sản của mỗi thời kỳ đất nước nên tôi muốn sưu tầm, gìn giữ và bảo về cho thế hệ mai sau. Tôi rất mong con cháu tôi sau này sẽ kế thừa thú chơi cổ vật của tôi gìn giữ, phát huy hết giá trị của cổ vật”.

Sau đây mời độc giả cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật “siêu khủng” của ông Dần được phóng viên Báo Dân Sinh ghi lại.

Tốt nghiệp Đại học cơ điện Thái Nguyên loại ưu nhưng ông Dần không theo nghề mà lại say mê chơi, sưu tầm cổ vật. 

 

Một góc trưng bày cổ vật quý của ông Dần.

 

“Lọ Mai Bình (Tuyên Đức niên chế) cao 45cm thuộc loại gốm Việt cao cấp thời nhà Minh, được sản xuất, chế tác năm vua Tuyên Đức, đến giờ vẫn lành nguyên vẹn, đầy đủ hoa văn, chữ nghĩa. Ông Dần cho biết đây là món đồ đầu tiên ông mua và hiện tại giá trị quốc tế của nó là khoảng 15 triệu đôla. Hiện tại ông có 3 chiếc bình này.

 

Cận cảnh hoa văn tinh tế của một chiếc lọ Mai Bình.


Chiếc bình Lý Hoa nâu là một trong 4 cổ vật quý thuộc dòng gốm sứ thời nhà Lý. Nhiều người trả tiền tỷ nhưng ông không bán. Bình còn nguyên vẹn, họa văn, họa tiết từ 5- 7 tầng rõ nét như: Hoa sen quấn, hoa cúc,  hoa thị, người, phật, quỷ đội cánh sen. Theo lời ông cổ vật thời Lý mang đậm dấu ấn phật giáo vì thời đó đạo phật được tôn xùng và con là quốc giáo. 


Trong bộ sưu tầm của ông có nhiều cổ vật tầm cổ vật quốc gia như lư hương men ngọc lam sám thời nhà Mạc, cao khoảng 30 cm, lành tuyệt đối cao. Hoa văn trên lư hương gồm rồng, phương, chim, cánh sen và minh văn, thái cực nó mang ý nghĩa thể hiện sự tâm linh cao quý. 

 

Đèn dầu gốm đầu hạc thời nhà Lý là cổ vật ông rất quý và tự hào vì cả nước có vài cái và trên bảo tàng Quốc Tế có một cái nhưng đêu bị sứt, mẻ, hỏng men và xấu không được đẹp bằng của ông.

 

Chiếc mặt nạ Mo Mường của ông Dần được Unesco dán tem công nhận là di sản văn hóa.

 

Đôi nghê thời Lê, cao 30cm, thân vảy rồng, mặt sư tử.

Một chiếc bình rượu gốm sứ thời nhà Mạc, men lam, hình cá đâu chim, cao 20cm, rộng khoảng 7cm, trên thân ấm có hoa văn như dải lụa, ngư tảo.

 

Rìu đá cổ.

Ông Dần, sở hữu rất nhiều bình vôi thời Lý.


Ông Dần tận dụng chiếc phản để bày những cổ vật quý như: Rìu đá, rìu ngọc, dao ngọc, ngọc bội, bát…

 

Những miếng ngọc bội quý có niên đại hàng nghìn năm từ các thời đại triều đình khác nhau.

 

Sinh ra ở vùng đất có nghề truyền thống chụp ảnh, và từng hành nghề chụp ảnh kiếm sống, ông Dần tự làm cho mình một bức ảnh với tên gọi “Người sưu tầm báu vật”.

 



 

 

 

 

 


Đỗ Đức

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh