THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:48

Bộ LĐ-TB&XH đứng top 10 bộ, ngành đạt chỉ số CCHC cao nhất năm 2018

Thuộc nhóm 5 bộ, ngành có kết quả cao nhất từ điều tra xã hội học

Có được kết quả đáng khích lệ nêu trên là nhờ sự quyết tâm chính trị của Lãnh đạo Bộ và sự chuyển biến thực chất của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động của ngành, khi việc xác định, kết quả công tác CCHC, kiểm soát TTHC là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua cuối năm của các đơn vị trong Bộ.

Thực hiện phương châm hành động của Chính phủ kiến tạo, tiến tới Chính phủ điện tử, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. “CCHC phải hướng đến đích cuối cùng là phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp. Công tác CCHC phải gắn với ứng dụng CNTT, đổi mới phong cách phục vụ và thực hiện văn hóa công sở, là một khâu đột phá của toàn ngành ”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC, ứng dụng thông tin và Chính phủ điện tử Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Chỉ thị riêng về việc đẩy mạnh công tác CCHC và ứng dụng CNTT đến năm 2020.

 

Đặc biệt, Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị riêng về việc đẩy mạnh công tác CCHC và ứng dụng CNTT đến năm 2020. Cùng với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, tập huấn về CCHC nhằm từng bước nâng cao nhận thức, năng lực về CCHC cho toàn thể đội ngũ công chức, viên chức.

Nhờ đó năm 2018, công tác CCHC của Bộ tiếp tục có những tiến bộ với một số kết quả như: Đây là năm thứ 2 liên tiếp Bộ hoàn thành 100% đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao; Hoàn thành 03 chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao (tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) góp phần cùng cả nước hoàn thành toàn diện 12 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Bộ đã trình Chính phủ ban hành 06 nghị định, ban hành theo thẩm quyền 03 thông tư để thực thi cắt giảm, đơn giản hóa tổng số 66/107 ĐKKD (đạt tỷ lệ 61,68%); bãi bỏ và đơn giản hóa 116 TTHC; cắt giảm và đơn giản hóa 19/32 sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành (đạt tỷ lệ 59,38%); Cơ cấu tổ chức của Bộ đã giảm đi 01 đơn vị; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị đã được rà soát, tổ chức lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Cụ thể, Bộ đã thực hiện việc giải thể tổng số 10 phòng trong 03 Vụ thuộc Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế). Bộ đang xây dựng và triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phiên bản 1.0; xây dựng Trung tâm dữ liệu Giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn quốc tế; vận hành Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Trước đó, năm 2018, Bộ đã phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) vận hành Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Triển khai hệ thống thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội vào tháng 3/2018.

 

Bộ LĐ-TB&XH xác định những kết quả tích cực nêu trên mới chỉ là bước đầu trong công tác cải cách hành chính, trong thời gian tới để công tác này ngày càng đi vào thực chất, đi sâu vào ý thức của mỗi cán bộ, công chức, viên chức của ngành, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tinh gọn tổ chức bộ máy các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử, đẩy mạnh việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại 4 đơn vị: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động, Cục Việc làm; tăng cường các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh