THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:47

Bộ GD&ĐT cùng 12 tỉnh để xảy ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm

Hoạt động mang tính hình thức

Đối với Ban chỉ đạo Đề án, kết luận thanh tra cho rằng, Ban hoạt động còn mang tính hình thức; những tồn tại vướng mắc của các địa phương trong quá trình thức hiện chưa kịp thời phát hiện, chưa có biện pháp hữu hiệu xử lý và tháo gỡ như: Việc quy hoạch mạng lưới trường PTDTNT, kế hoạch sử dụng học sinh dân tộc, việc chậm cấp kinh phí, định mức biên chế giáo viên và cán bộ quản lý học sinh, chế độ ăn, thưởng cho học sinh DTNT...

Đề án không có nội dung cung cấp trang thiết bị dạy học cho các trường được xây mới, dẫn đến cơ sở vật chất của các trường không đồng bộ; không quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức và huy động các nguồn lực tại địa phương để lồng ghép thực hiện đầy đủ các hoạt động của Đề án. Chưa xây dựng được hệ thống chỉ số đánh giá riêng, vì vậy chưa tổng hợp được đầy đủ số liệu theo dõi và đánh giá tác động của Đề án

“Việc bố trí nguồn vốn cho các dự án đã được phê duyệt còn chậm, thiếu, dẫn đến nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện so với kết hoạch đề ra; có dự án không thể triển khai được sau khi phê duyệt, gây lãng phí trong đầu tư. Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng thuộc hoạt động 1 đạt tỉ lệ thấp hơn so với mục tiêu của Đề án (31,9%)”, thông báo nêu rõ.

Nhiều dự án để ra vi phạm, thiết sót. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, việc tổ chức bồi dưỡng về tiếng dân tộc thiểu số và tập huấn công tác hướng hiệp, tư vấn nghề và dạy nghề truyền thống đạt tỉ lệ thấp so với mục tiêu của Đề án (58,57% và 21,43%). Việc cấp phát các tài liệu đã được phát hành cho các trường PTDTNT còn chậm. Chưa xây dựng website và hệ thống thông tin quản lý các trường PTDTNT phục vụ công tác quản lý, trao đổi thông tin ở cấp vĩ mô và trong hệ thống PTDTNT.

Kết luận thanh tra cũng nhận định: “Việc kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện đề án trong phạm vi cả nước còn mang tính hình thức, chủ yếu mang tính hướng dẫn, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án tại địa phương”.

Và, những thiếu sót, khuyết điểm nêu trên cho thấy Bộ GD&ĐT và Ban điều hành Đề án thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ theo quy định.

Thanh tra 56 dự án, phát hiện sai phạm 8,1 tỉ đồng

Đối với những hạn chế, vi phạm tại 12 tỉnh, Kết luận thanh tra cho biết: “Nhiều địa phương chưa chú trọng huy động các nguồn vốn tại địa phương để lồng ghép thực hiện các hoạt động của Đề án, không thành lập ban điều hành đề án cấp tỉnh và không xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng học sinh dân tộc theo quy định”.

Kết luận thanh tra chỉ rõ hàng loạt vi phạm, thiếu sót

Việc thực hiện đầu tư xây dựng bổ sung cho các trưởng PTDTNT đạt tỉ lệ thấp (67%). Các trường PTDTNT được đầu tư xây dựng mới chưa hoàn thiện các hạng mục để đưa vào sử dụng chiếm tỉ lệ cao (38%)...

Bên cạnh đó, "các tỉnh còn vi phạm trong việc chấp hàng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản còn khá phổ biến ở các dự án đầu tư xây dựng: Công tác lập tự toán thiết kế áp sai mã hiệu, sai hệ số, sai đơn giá, tính thiếu hoặc thừa khối lượng; việc áp dụng các chế độ, chính sách trong thanh, quyết toán khối lượng và dự án hoàn thành chưa thực sự nghiêm túc các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện một số hạng mục vượt quy mô của dự án nhưng không phê duyệt bổ sung… tổng số tiền vi phạm được phát hiện thông qua 56 dự án là 8.176,986 triệu đồng".

Cùng với đó là hàng loạt các vi phạm khác như: Phân bổ vốn, mua sắm trang thiết bị dạy học, quy định định mức xây dựng cơ bản không đúng quy định của nhà nước,… làm chậm tiến độ thực hiện đề án tại địa phương, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.

Xử lý, rút kinh nghiệm

Trước những vi phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xử lý, kiểm điểm tập thể, cá nhân.

Cụ thể: Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo để xảy ra các thiết xót, khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện các hoạt động của Đề án tại các địa phương; việc tổ chức bồi dưỡng không đầu đủ về tiếng dân tộc thiểu số và tập huấn công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và dạy nghề truyền thống cho cán bộ quản lý và giáp viên cốt cán các trường PTDTNT.

Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc chưa thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Đề án chưa xây dựng website và chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho hệ thống trường PTDTNT.

Đối với 12 tỉnh còn lại, kết luận kiến nghị các tỉnh rút kinh nghiệm trong việc không thành lập ban điều hành đề án cấp tỉnh và không xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng học sinh dân tộc theo quy định. Thu hồi tiếp tục đầu tư cho đề án số tiền 503,010 triệu đồng từ các nhà đầu thi công tác dự án đầu tư xây dựng tại địa phương theo danh sách giảm trừ thanh toán, quyết toán.

VĂN NGHĨA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh