CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:26

Bình Dương: Tháo gỡ khó khăn trong giáo dục nghề nghiệp

 

Hiện nay, toàn tỉnh có 67 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 7 trường cao đẳng/ cao đẳng nghề, 15 trường trung cấp/ trung cấp nghề, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 35 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Năm 2016, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh được 34.123 người; số người tốt nghiệp là 22.621 người.

Tham luận của các đại biểu tại Hội nghị đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế như: công tác tuyển sinh học nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn; Hoạt động quảng bá, tư vấn hướng nghiệp, tuyên truyền, vận động phụ huynh, xây dựng thương hiệu đào tạo của nhà trường còn hạn chế; Công tác phối hợp, triển khai thực hiện phân luồng cho học sinh THCS, THPT trên địa bàn chưa được chú trọng đúng mức nên hiệu quả chưa cao.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị


Các nguyên nhân được Hội nghị phân tích cụ thể, kỹ lưỡng, như: Công tác tuyển sinh học nghề chưa hiệu quả vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của người học, song song đó là chất lượng đào tạo chưa cao nên chưa thu hút được người học; Chưa có chính sách ưu đãi phù hợp cho các giáo viên dạy nghề, đặc biệt là các giáo viên dạy thực hành nên khó thu hút được các giáo viên giỏi về giảng dạy; Việc tạo điều kiện cho các giáo viên học tập, rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm dẫn đến chậm tiếp cận các kỹ năng, công nghệ mới mà doanh nghiệp đang cần ở người học nghề sau khi ra trường.

Một số giải pháp đưa ra tháo gỡ khó khăn trong công tác tuyển sinh nghề nghiệp


 Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thụ động, chưa sử dụng hiệu quả trang thiết bị đã được nhà nước đầu tư, một số khác còn chậm triển khai trong lập dự án kế hoạch mua sắm trang thiết bị theo quy định làm cho hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề không cao; Trình độ học sinh đầu vào của các trường nghề còn yếu và nhiều hạn chế, đặc biệt là trình độ trung cấp tuyển sinh trình độ trung học cơ sở, việc tiếp thu kiến thức kỹ thuật gặp nhiều khó khăn; Hoạt động liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp chưa đi vào chiều sâu, chưa bền vững, chỉ mang tính hỗ trợ từ một phía của doanh nghiệp cho nhà trường để đáp ứng nhu cầu về tham quan, kiến tập, thực tập của sinh viên.

Từ đó, nhiều giải pháp cụ thể, căn cơ đã được Hội nghị thảo luận, để xuất rất sát thực như:  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề cho người lao động, nhất là lao động vùng nông thôn, tổ chức thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và phối hợp các Sở, ngành, đoàn thể thông báo sâu rộng cho người dân am hiểu về nghề nghiệp, các cơ giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác dạy nghề.

Một số giải pháp được đưa ra tại Hội nghị


Sở LĐ-TB&XH cần phối hợp với ngành giáo dục và Đào tạo thực hiện tổ chức phân luồng cho học sinh THCS, THPT đi học nghề phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh gia đình và cần có một quá trình triển khai ở các Trường THCS để học sinh hình thành được nhận thức về ý nghĩa của công tác phân luồng. Xây dựng chính sách khuyến khích học sinh có hộ khẩu Bình Dương đi học nghề. Tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề các cấp nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý dạy nghề tương ứng với các nghề được đầu tư trọng điểm. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho phù hợp, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với doanh nghiệp để đào tạo mới, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động dạy nghề. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về dạy nghề, khuyến khích việc mở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ông Phạm Văn Tuyên PGĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương phát biểu


Ông Phạm Văn Tuyên PGĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết: Năm 2017, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 74%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 24% (Dự kiến năm 2017, tuyển sinh 42.217 học sinh, sinh viên; Đào tạo cho 1.380 học viên; trong đó phi nông nghiệp: 880 người, nông nghiệp: 500 người); đến năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó có văn bằng chứng chỉ đạt 30%; bên cạnh đó hình thành từ 02 -03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo chất lượng cao của tỉnh và tổ chức thành công Hội giảng nhà giáo dạy giỏi cấp tỉnh, Kỳ thi tay nghề cấp tỉnh.

NGỌC TÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh