THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:19

Biến thể phụ BA.5 bắt đầu chiếm ưu thế tại một số tỉnh của nước ta

Theo Bộ Y tế, ngày 4/8 có 2.012 ca COVID-19; Sở Y tế Hải Phòng đăng ký bổ sung với số lượng kỷ lục 402.830 ca COVID-19; trong ngày hơn 7.700 bệnh nhân khỏi.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.189.968 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 112.844 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi là: 9.948.174 ca. Trong số các bệnh nhân đang điều trị và giám sát có 112 ca đang thở ô xy là 112 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 101 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca. Số ca nặng này tăng vọt, gấp hơn 2 lần so với ngày trước đó.

Cũng theo Bộ Y tế trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng.

Quán triệt mục tiêu đặt tính mạng của người dân lên trên; thực hiện hiệu quả việc kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại nhằm góp phần tạo điều kiện cho việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; trong thời gian tới các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ:kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch;

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.

Tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị.

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là thực hiện 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) và tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cấp ngành, địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vaccine COVID-19; tăng cường sự phối hợp giữa các bên thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác: thuốc, điều trị, công nghệ, ý thức người dân,… với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị và kêu gọi sự ủng hộ của người dân tuân thủ các quy định, làm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 585,6 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.

Một nghiên cứu cho thấy biến thể Omicron có thể lây nhiễm qua đường mũi ở trẻ em nhanh hơn so với các phiên bản trước đó của virus SARS-CoV-2. Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện này trên tạp chí PLOS Biology hôm 1/8.

Các nhà nghiên cứu đã thử trộn trong ống nghiệm các chủng virus khác nhau của SARS-CoV-2 và tế bào mũi của 23 trẻ em khỏe mạnh và 15 người lớn khỏe mạnh. Kết quả cho thấy khả năng chống lại virus trong mũi của trẻ em đã giảm đi đối với biến thể Omicron.

NGỌC BÍCH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh