THỨ TƯ, NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2024 07:15

Bí quyết giúp phụ nữ phòng chống cướp trên đường phố

Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải - Đội trưởng SBC Bình Dương, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng phòng chống cướp giật cho chị em phụ nữ khi di chuyển trên đường phố:

Cách tốt nhất là khi ra đường tuyệt đối không “khoe” tài sản, hạn chế đeo đồ trang sức quý giá. Nếu đeo thì nên quàng khăn, mặc áo dài tay kín cổ để che khuất đi. Túi sách, bóp tiền nên để trong cốp xe.

Không nên vừa chạy xe vừa nghe điện thoại, kể cả người ngồi phía sau. Cần phải tìm vị trí an toàn, tấp vào lề đường, dựng xe, bước hẳn xuống, quan sát xung quanh, khi đảm bảo an toàn mới nghe điện thoại.

12004920_487898684721615_4985470793507941051_n.jpg
Một đối tượng giật đồ bị hiệp sĩ truy đuổi và bắt giữ.

Việc xác định được đối tượng cướp giật khả nghi cũng phần nào hạn chế được cướp giật. Đa số đối tượng là nhóm nam thanh niên hoặc trung niên, đi từ 2-3 xe, hay bám đuôi theo dõi hoặc lượn lờ gần mình, nhìn dáo dác. Khi đó, cần tạt vào nơi đông người ngay lập tức, đợi kẻ "tình nghi" đi khuất rồi mới tiếp tục ra đường. Nếu thấy không an tâm, nên điện thoại cho người thân nhờ hỗ trợ.

253201_163702963807857_1345242221_n.jpg
Phụ nữ khi di chuyển trên đường cần chú ý quan sát những đối tượng có biểu hiện khả nghi để phòng chống kịp thời.

Ở những đoạn đường vắng, thiếu ánh sáng hoặc đi vào những nơi mà bạn chưa quen đường thì nên hạn chế đi một mình, hoặc đi sớm hoặc về quá khuya vì bọn cướp giật thường chọn thời điểm này để gây án. 

Khi bị cướp thì cần phải giữ bình tĩnh để hô hoán thật to với người cùng đi trên đường nhờ giúp đỡ, truy đuổi. Không nên cố gắng đuổi theo đối tượng, bởi vì chúng luôn có nhóm cản địa. Một số nhóm đối tượng cướp giật còn cất giấu sẵn hung khí trong người, sẵn sàng chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao.

Hãy cố gắng ghi nhớ đặc điểm đối tượng (số lượng, tầm vóc, độ tuổi, đầu tóc, quần áo, giầy dép, các đặc điểm đặc biệt...) cùng phương tiện của chúng (loại xe, biển số xe), hướng tẩu thoát… để trình báo ngay cho đơn vị công an gần nhất, triển khai khoanh vùng đối tượng truy tìm ra thủ phạm.

10675696_433205126857638_8944681131162946013_n.jpg
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải bắt tên cướp qua mô tả, nhận dạng của nạn nhân.

Trong trường hợp bị dàn cảnh gây tai nạn, đánh nhau, đánh ghen... cần phải bình tĩnh rút chìa khóa xe, bảo quản tài sản. Nếu đối tượng sử dụng vũ lực lập tức hô to “cướp dàn cảnh” để nhận được sự hỗ trợ của người đi đường, không nên giải thích, phân bua với kẻ xấu.

Nếu sử dụng ĐTDĐ, iPad... cần chú ý kích hoạt các chức năng bảo mật như mật khẩu, định vị, tìm kiếm... để giúp cơ quan chức năng xác định vị trí, thu hồi hoặc vô hiệu hóa thiết bị bị cướp giật.

Theo số liệu của Công an TP.HCM, trong năm 2015, có hơn 6.000 vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, tội phạm xâm hại tài sản (trộm cắp, cướp giật...) chiếm tỉ lệ rất cao (84.8%), nạn nhân thường là phụ nữ.

Theo Báo phụ nữ TP.Hồ Chí Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh