THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:23

Bí quyết ăn uống để không bao giờ phải vào bệnh viện

 

1. Ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu con người liên tục thức khuya dài ngày sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo kẽ hở để virus tấn công vào cơ thể.

Đêm khuya là thời gian để cơ thể tiêu thụ các chất và tiêu hóa thức ăn. Nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc, ít vận động, sẽ dẫn đến sự tích tụ của chất béo, rất khó khăn để phát hiện ra quá trình tích tụ đó, lâu dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch.

Một giấc ngủ sâu và đủ là khi tỉnh dậy cảm thấy cơ thể sung sức, tinh thần sảng khoái, thể chất hồi phục, tràn đầy năng lượng. Người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, người già cố gắng không ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày.

2. Ăn sáng với sữa chua

Một kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Y tế Mỹ cho rằng sữa chua có thể làm cho cholesterol "xấu" giảm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu 47%.

Thành phần sữa chua chứa một số chế phẩm sinh học, giúp cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và kháng bệnh.

Nên sữa chua vào ban ngày để bổ sung năng lượng tốt hơn so với buổi tối, đồng thời dễ tiêu hóa và hấp thụ.

3. Ăn tỏi

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), ăn tỏi không chỉ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Trong nhóm cây họ hành, tỏi có chứa khuẩn và các hợp chất kháng virus, sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của con người, dễ dàng chống lại "kẻ xâm lược" sức khỏe ngoài ý muốn.

Tỏi có thể ức chế các phản ứng viêm nhiễm cơ thể, giảm hư tổn đến các tế bào của con người.

 

 

Tuy nhiên tỏi thường dễ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt, nên băm nhỏ sau 10 -15 phút mới ăn, để cho các chất trong tỏi tương tác với nhau, nâng cao giá trị dinh dưỡng.

Ngoài ra, tỏi có tác dụng kích thích dạ dày, các bệnh nhân tiêu hóa được khuyến cáo hạn chế ăn nhiều tỏi.

4. Ăn canh rau nấu cùng thịt gà

Từ xưa, trong dân gian có bài thuốc là món cháo gà ăn nóng để trị cảm lạnh. Trung tâm Y tế Nebraska thuộc Đại học Mỹ nghiên cứu cho thấy, nấu canh thịt gà với các loại rau có tác dụng chống viêm, giúp bỏ tình trạng viêm của người bệnh.

Súp gà, canh gà có thể làm giảm các triệu chứng như đau, nghẹt cổ họng. Món này nên nấu cùng hành tây, khoai lang, củ cải, cà rốt, cần tây, rau mùi tây và một số gia vị hợp khẩu vị khác.

5. Uống nước mật ong, nước gừng, nước chanh

Chất chống oxy hóa trong mật ong là lực đẩy hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch rất tốt mà bạn nên sử dụng hàng ngày.

Gừng tươi là một loại thuốc giảm đau tự nhiên đồng thời là thuốc giải độc, có tác dụng chống lại nhiễm trùng, loại bỏ virus cúm trong cơ thể.

Chanh là trái cây rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gốc tự do có hại, thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Tắm nước ấm có thể làm cho các lỗ chân lông mở, bài tiết mồ hôi, vitamin C có thể làm giảm bớt các triệu chứng của sốt, đau nhức cơ bắp. Khi bị cảm lạnh, uống nước mật ong, nước chanh, cũng có thể giảm triệu chứng ốm.

6. Thưởng thức trà chiều

Vào khoảng 3- 4 giờ chiều, năng lượng cơ thể bắt đầu suy giảm. Bạn cần một tách trà hoặc cà phê kèm món ăn nhẹ sẽ giúp bổ sung nhiệt lượng.

Không những cải thiện tinh thần làm việc và học tập hiệu quả, các thức uống này còn làm giảm mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc liên tục.

 

 

Người già mắc các bệnh về tiêu hóa và có khả năng hấp thụ kém, cảm giác khó tiêu, nếu uống trà chiều cũng có thể giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.

Các chất hữu ích bên trong trà làm tăng hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Trà hoa nhài rất giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch; trà bạc hà cải thiện tiêu hóa, trà sen giúp tỉnh táo…

7. Duy trì tập luyện, vận động đều đặn

Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ từng nghiên cứu cho rằng tập thể dục không chỉ là cách thanh lọc độc tố, mà còn làm cho các tế bào và mạch máu dễ dàng lưu thông, cải thiện khả năng miễn dịch.

Tập thể dục làm săn chắc và tăng khối lượng cơ bắp của cơ thể, duy trì tình trạng hấp thụ dinh dưỡng tốt.

Để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai, mọi người tối thiểu nên vận động 5 lần/tuần, mỗi lần 30-60 phút.

Hàng ngày, bạn nên đi bộ khoảng 6.000 bước hoặc đi xe đạp, cầu lông, bơi lội, yoga để tăng cường hoạt động thể chất .

8. Tắm nắng nhiều hơn

Khoa Y dược trường Đại học Yale – Hoa Kỳ trong một nghiên cứu phát hiện ra rằng ánh sáng mặt trời giúp giảm bớt tác hại của virus cúm và bệnh hô hấp thông thường.

Việc duy trì lượng vitamin D cao trong cơ thể sẽ rất tốt, giúp ngăn ngừa viêm họng, cảm lạnh, nghẹt mũi và một số vấn đề sức khỏe khác.

Những người tắm nắng ít, sống ở các vùng ít nắng sẽ rất dễ bị nhiễm virus cúm hơn so với người hay vận động hoặc có công việc làm ở ngoài trời..

Việc tắm nắng đầy đủ giúp chuyển hóa vitamin D, làm giảm nguy cơ béo phì một cách hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí.

Phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, những đối tượng dễ bị thiếu vitamin D và canxi, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để đảm bảo sức khỏe.

Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng khoảng 30 phút. Trong quá trình đó, bạn có thể xoa tay cho nóng lên, massage mặt sẽ làm dịu các dây thần kinh, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

9. Luôn nở nụ cười

Thái độ tích cực và lạc quan không chỉ làm giảm mức độ căng thẳng của cơ thể, mà còn thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn.

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Stanford – Hoa Kỳ cho rằng tiếng cười có thể làm tăng số lượng các kháng thể và các tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt, kích thích giác quan.

Tâm trạng thoải mái có thể làm giảm nồng độ hóc-môn stress, tăng hoặc kích hoạt các tế bào miễn dịch.

Do vậy, cần phát huy những suy nghĩ tích cực, tập thể thao, đọc sách, trò chuyện với bạn bè để giảm stress vì công việc cũng như áp lực của cuộc sống.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh