Bệnh tiêu chảy ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần đặc biệt lưu ý
- Bác sĩ
- 22:01 - 21/05/2020
Còn nếu trẻ bị tiêu chảy mà để lâu hoặc chẩn đoán sai, dùng thuốc không phù hợp có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Như trường hợp bé 4 tháng tuổi ở Lâm Thao, Phú Thọ phải chuyển lên Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ từ tuyến dưới là một ví dụ.
Các bác sĩ đã xác định tình trạng tiêu chảy của trẻ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra gây ra chứ không phải bệnh lý tiêu chảy và cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Vào mùa nóng, trẻ thường thích thú với các món ăn vặt như: Kem, siro, đá bào… để hạ nhiệt. Tuy nhiên, đa số những món ăn vặt ấy lại không hợp vệ sinh và là thủ phạm gây tiêu chảy.
1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ là gì?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là khi trẻ nhũ nhi có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.
Bệnh tiêu chảy được chia thành 3 loại chính đó là:
- Tiêu chảy cấp.
- Tiêu chảy kéo dài: Khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên.
- Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.
2. Trẻ dễ bị tiêu chảy nhất vào những thời điểm nào trong năm?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, song có 2 thời điểm trẻ dễ bị nhất là:
- Vào mùa nóng: Đây là thời điểm có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Cùng với đó là thói quen thường xuyên ăn uống bên ngoài nhiều hơn, vì vậy dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
- Vào mùa lạnh: Lúc này đa số gia đình thường ở trong nhà, tập trung đông đúc, điều này sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan. Vì vậy, trẻ cũng dễ mắc phải những đợt dịch tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.
3. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em
Một trong những lý do phổ biến khiến trẻ em bị tiêu chảy bao gồm: Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như Salmonella và hiếm gặp hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng như Giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Trẻ mắc hội chứng kích thích ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac hay dị ứng thức ăn.
- Trẻ sử dụng kháng sinh kéo dài.
- Chế độ ăn uống của trẻ chưa hợp lí, không phù hợp với độ tuổi.
4. Các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ
Thông thường, triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy ở trẻ em là đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị bệnh có những triệu chứng như:
- Phân có máu.
- Ớn lạnh.
- Sốt.
- Mất kiểm soát nhu động ruột.
- Đau hoặc bị chuột rút ở bụng.
- Đầy hơi.
- Buồn nôn.
- Mất nước.
- Ăn không ngon.
5. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý 3 điều này, kèm theo đó là những nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ bao gồm:
- Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: Việc này làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
- Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách: Như cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng hay thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
- Do nước uống không sạch (như nước không đun sôi hoặc đã đun sôi nhưng để lâu) hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
- Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
- Do xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
- Do không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.
6. Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu bé là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể cho trẻ uống sữa mẹ bổ sung hoặc dung dịch bù nước đường uống (ORS). Nước uống thông thường sẽ không cung cấp đủ các chất như natri, kali và các chất dinh dưỡng khác để bù nước một cách an toàn cho trẻ em. Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết trẻ cần uống bao nhiêu nước là tốt nhất và làm sao để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.
- Trẻ lớn hơn khi bị tiêu chảy có thể uống bất cứ thứ gì để cấp nước, bao gồm cả ORS và các sản phẩm cấp nước khác.
- Không bỏ bữa của trẻ: Mặc dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người, đau bụng nhưng bạn vẫn phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày.
- Bổ sung đủ vitamin cho trẻ: Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm.
Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy cho con là do dùng thuốc hoặc các bệnh lý khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
7. Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám ngay?
Khi trẻ bị tiêu chảy có thể điều trị tại nhà nhưng nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đi khám ngay:
- Trẻ sốt cao không giảm.
- Trẻ khát nước nhiều, hoặc các biểu hiện khác của tình trạng mất nước như:
Khô môi.
Mắt trũng.
Thóp lõm: Với trẻ < 18 tháng tuổi và còn thóp.
Trẻ khóc không có nước mắt.
Trẻ không đi tiểu trong 4 - 6 giờ.
Trẻ quấy đòi uống nước hoặc li bì.
- Trẻ ăn hoặc bú kém.
- Trẻ nôn nhiều.
- Trong phân trẻ có máu.
- Tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ.
- Trẻ li bì khó đánh thức hoặc bị co giật.
8. Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ nên phòng ngừa ngay từ đầu hơn là tìm cách điều trị khi con bị bệnh. Những việc cha mẹ cần làm để phòng ngừa tiêu chảy bao gồm:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi đụng vào trẻ.
- Theo dõi chế độ ăn uống của bé, tránh các chất gây dị ứng…
- Vệ sinh bình sữa, đồ đựng thức ăn của bé.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
- Tránh để trẻ uống nhiều nước trái cây.