THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 06:29

Bệnh nhi 11 tuổi bị mèo cào gây tử vong

 - Ảnh 1

Vết mèo cào trên lưng bệnh nhi 


Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, nơi điều trị cho cháu bé, cho hay bệnh nhi 11 tuổi bị mèo nhà hàng xóm cào vào lưng khoảng 3 tháng trước khi nhập viện. Bé không nói với người nhà và cũng không được đi tiêm phòng.

Ba tháng sau khi mèo cào, bệnh nhi thấy mệt mỏi, thường bị rùng mình, sợ nước, sợ ánh sáng, không ăn uống được... Gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang nhưng bé đã tử vong sau khi nhập viện 1 ngày.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Quân - trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang - cho hay bệnh dại lây truyền qua vết cắn, vết trầy xước có dính nước bọt của động vật bị bệnh dại. Sau khi virus dại xâm nhập, nếu không được tiêm văcxin, virus gây bệnh sẽ nhân nhanh số lượng tại điểm cắn, tiến đến thần kinh trung ương.

Mặc dù các ngành chức năng liên tục khuyến cáo về tiêm văcxin phòng dại cho chó mèo, nhưng trung bình mỗi năm Việt Nam vẫn có tới trên dưới 100 người tử vong, chủ yếu là do bị chó dại cắn, nhưng cũng có trường hợp lây bệnh từ mèo.

Trường hợp bệnh nhi kể trên là ca tử vong do mèo mắc bệnh dại cào. Năm 2018 từng có một bác sĩ thú y tử vong do bị chó cắn một vết nhỏ vào bàn tay nhưng bác sĩ không đi tiêm ngừa.

Bác sĩ khuyến cáo, người bị chó cắn, mèo cào cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch dưới vòi nước chảy với xà phòng đặc 20% hoặc rửa bằng nước muối 0,9%, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Khi người bệnh lên cơn dại thì đều dẫn tới tử vong. Chính vì vậy người dân cần có sự chủ động để phòng, chống với căn bệnh nguy hiểm này.

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh