THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:24

Bệnh nhân số 237 đi nhiều nơi, đến nhiều bệnh viện: Chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải làm ngay những việc này để tự bảo vệ mình

Ngày 3/4, Bộ Y tế đã công bố thông tin về bệnh nhân thứ 237, ông này bị ung thư máu, quốc tịch Thụy Điển, đến Việt Nam từ cuối tháng 12/2019.

Bệnh nhân có dịch tễ phức tạp, đã đi rất nhiều nơi từ Tây Ninh, TP HCM, Đà Nẵng tới Hà Nội và Ninh Bình. Cơ quan chức năng đã xác định được lịch trình và tổng cộng 101 trường hợp F1 và gần 200 F2. Toàn bộ số F1 đã được chuyển đến bệnh viện để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, F2 đã được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.

Ngay tối 3/4, Bộ Y tế đã phát đi thông báo khẩn số 10 liên quan đến trường hợp mắc Covid-19 thứ 237, yêu cầu người dân đã đến những nơi mà bệnh nhân đã từng đến cần liên hệ y tế ngay để được theo dõi sức khỏe.

Bệnh nhân số 237 đi nhiều nơi, đến nhiều bệnh viện: Chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải làm ngay những việc này để tự bảo vệ mình - Ảnh 1.

Bàn về bệnh nhân số 237, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I) cho biết, bệnh nhân này đã đi nhiều nơi, tình cờ phát hiện bệnh khi không may gặp tai nạn vì vậy có nhiều khả năng lây nhiễm liên quan tới trường hợp này.

Bệnh nhân số 237 đi nhiều nơi, đến nhiều bệnh viện: Chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải làm ngay những việc này để tự bảo vệ mình - Ảnh 2.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I)

Theo bác sĩ Khanh, bệnh nhân số 237 cũng là một hiện tượng FO mất dấu.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho biết, bệnh nhân số 237 cũng có thể bị lây nhiễm Covid-19 khi tiếp xúc gần với bạn bè người nước ngoài có yếu tố nguy cơ và không biết mình mắc bệnh hoặc bệnh nhân có thể lây nhiễm tại nơi khách sạn, những nơi từng đến...

Trước tình trạng bệnh nhân số 237 có dịch tễ phức tạp, bác sĩ Khanh khuyến cáo mọi người cần thực hiện một số việc sau để phòng bệnh:

* Đối với người dân:

- Nếu đã từng đến những nơi mà Bộ Y tế đưa ra trong "Thông báo khẩn số 10" cần phải đi trình diện cơ sở y tế ngay. Việc khai báo y tế trung thực có ý nghĩa quyết định đối với việc phòng tránh bệnh cho bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng. Nếu không thực hiện thì chắc chắn gia đình sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó mới đến công sở. Tương tự như thế, ai có bạn bè, đồng nghiệp từng lui tới những địa điểm trên trong thời gian trên cũng cần phải lưu ý.

Bệnh nhân số 237 đi nhiều nơi, đến nhiều bệnh viện: Chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải làm ngay những việc này để tự bảo vệ mình - Ảnh 3.

- Những nơi Bộ Y tế khuyến cáo là nơi có nguy cơ cao hơn tuy nhiên những chỗ khác cũng vẫn có thể có nguy cơ vì vậy người dân cần thực hiện nghiêm túc biện pháp "cách ly xã hội",

- Khi đi ra đường cần phải tự bảo vệ mình, đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, nếu không cần thiết thì không nên đi, có thể sử dụng thêm nón ngăn giọt bắn, giữ khoảng cách ít nhất 2m với người khác, không nên tụ tập quá 2 người... Đi về nhà cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng.

- Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay người dân cũng cần lưu ý hạn chế tới bệnh viện nếu thực sự không cần thiết, không đi thăm bệnh nhân mắc bệnh.

* Đối với bác sĩ:

- Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo các bác sĩ tại phòng khám, bệnh viện phải luôn "phòng thủ", hãy chuẩn bị tâm thế bệnh nhân của mình có thể là một trường hợp nhiễm Covid-19 vì vậy phải có bảo hộ khẩu trang, mũ chống giọt bắn.

Bệnh nhân số 237 đi nhiều nơi, đến nhiều bệnh viện: Chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải làm ngay những việc này để tự bảo vệ mình - Ảnh 4.

- Trong lúc cấp cứu bệnh nhân, bác sĩ nên bảo vệ khuôn mặt và bàn tay của mình bằng găng tay, khẩu trang.

Bác sĩ Khanh khẳng định nếu tất cả bệnh nhân, người nhà, bác sĩ cùng nhau "phòng thủ" như vậy thì sẽ không thể lây lan virus như trường hợp 237, tất cả đều cần thực hiện như vậy cho đến khi tình hình ổn định trở lại.

ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh