CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:27

Bệnh do vi rút Chikungunya, trẻ em và người già có nguy cơ mắc

Tại Việt Nam, dịch bệnh Chikungunya cũng đã được phát hiện từ năm 1975, tuy nhiên qua hệ thống giám sát trọng điểm của Quốc gia, nhiều năm liền chúng ta chỉ ghi nhận một vài trường hợp bệnh lẻ tẻ, không bùng phát thành dịch. Vì vậy, dịch bệnh Chikungunya có lẽ còn rất xa lạ với hầu hết người dân Việt Nam.

Hiện, tại Campuchia dịch bệnh Chikungunya  đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh, thành phố với khoảng 1.700 trường hợp mắc, trong đó có những tỉnh giáp với Việt Nam như Tbong Khnum, Ta Kheo, Kampot...

Theo Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM, phần lớn những người bị nhiễm bệnh có triệu chứng sốt, đau các khớp; đau đầu, đau cơ, sưng các khớp và phát ban, các triệu chứng này thường xuất hiện 3 – 7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt. 

Bệnh do vi rút Chikungunya, trẻ em và người già là đối tượng nguy cơ mắc phải bệnh nặng - Ảnh 1.

Bệnh nhân tại Campuchia đang được kiểm tra sức khỏe. Ảnh: Fresh News.

Bệnh Chikungunya thường không gây tử vong, nhưng triệu chứng có thể trầm trọng kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuôc sống (do đau khớp kéo dài). Đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh nặng là trẻ sơ sinh bị nhiễm trong thời kỳ chu sinh, người lớn tuổi (≥ 65 tuổi) và những người có bệnh sẵn như tăng huyết áp, đái tháo đường hay bệnh tim mạch.

Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa và không có thuốc điều trị bệnh Chikungunya, chỉ điều trị triệu chứng: Nghỉ ngơi nhiều; uống nhiều nước để tránh mất nước; dùng các thuốc như Acetamonophen hoặc Paracetamol để làm giảm sốt, giảm đau. 

Tuyệt đối không sử dụng Aspirin và các thuốc kháng viêm Non-steroid khác trừ phi đã loại trừ được bệnh sốt xuất huyết Dengue để làm giảm thiểu nguy cơ chảy máu. Để phòng bệnh cách tốt nhất là vệ sinh sạch sẽ nơi ở, hạn chế sự phát triển của muỗi, tránh muỗi đốt…

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh