Bé trai 5 tuổi bị hoại tử ruột sau bữa ăn, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn "độc hại" không nên cho trẻ ăn quá nhiều
- Bác sĩ
- 05:00 - 19/06/2020
Trang Aboluowang ngày 18/6 đưa tin về trường hợp của cậu bé Tiểu Vũ (5 tuổi) bị hoại tử ruột.
Mẹ cậu bé cho biết con trai mình không thiết tha đến việc ăn uống suốt cả tuần qua. Bình thường cậu bé cũng là người kén ăn nên gia đình không chú ý đến nhiều. Mới đây, mẹ của Tiểu Vũ làm món đùi gà rán, hy vọng con trai mình có thể ăn được nhiều hơn. Thế nhưng, sau khi ăn xong Tiểu Vũ đột nhiên nôn mửa, tiêu chảy, khiến gia đình sợ hãi vội vã gọi xe cấp cứu.
Sau khi kiểm tra đường tiêu hóa, bác sĩ nhận thấy dạ dày và ruột của Tiểu Vũ bị tổn thương nặng, ruột non đang hoại tử và thức ăn dồn ứ chưa được tiêu hóa trong dạ dày. Các triệu chứng của cậu bé quá nghiêm trọng nên cần phải nhập viện điều trị. Bác sĩ cũng khuyên người mẹ lúc này chỉ nên cho cậu bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa với số lượng ít.
Các triệu chứng của Tiểu Vũ đã thuyên giảm nhiều sau khi được tích cực điều trị. Vào ngày thứ 3, cậu bé bắt đầu bị đầy hơi và không thể ăn được bất cứ thứ gì. Bác sĩ cảm thấy lạ nên sáng hôm sau đột xuất đến kiểm tra thì thấy bà mẹ đang đút cho con trai ăn khoai tây chiên. Trên giường bệnh còn la liệt bánh phồng tôm, kẹo, socola... Hoảng hồn, bác sĩ vội vàng ngăn cản mẹ của Tiểu Vũ và giải thích rằng thời điểm này nếu cho cậu bé ăn nhiều sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Khi nghe thấy việc nguy hiểm tới tính mạng, mẹ của Tiểu Vũ bật khóc nói: "Vì tôi lo cho thằng bé quá, nó không ăn uống gì nhiều. Tôi nghĩ nếu thằng bé ăn một chút đồ ăn vặt sẽ không sao".
Bác sĩ điều trị cho cậu bé 5 tuổi nói rằng trên thực tế có nhiều cha mẹ chỉ quan tâm tới việc cho con cái ăn thật nhiều, thật no, toàn đồ ăn bổ dưỡng. Họ không hề nghĩ tới việc con của mình sẽ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn như thế nào.
3 loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên
- Đồ ăn vặt
Khoai tây chiên, bánh phồng tôm, thức ăn nhanh, đồ chiên rán sẵn... đều chứa một lượng lớn các chất phụ gia. Những món này khi được chiên trong dầu tái sử dụng nhiều lần sẽ rất có hại cho dạ dày của trẻ nhỏ. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ còn kém nên không thể hấp thụ được quá nhiều chất dinh dưỡng và đào thải ra các chất độc tố.
- Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Một số cha mẹ thấy con cái mình ăn ít nên lo sợ bị thiếu chất, thế là bắt đầu tìm mua những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tẩm bổ. Tuy nhiên, dạ dày và ruột của trẻ vốn còn non yếu, việc tiêu thụ nhiều đồ ăn dinh dưỡng sẽ khiến hệ tiêu hóa cần nhiều năng lượng hơn. Theo thời gian, điều này sẽ làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa, gây tổn thương cho dạ dày và ruột.
- Thực phẩm lạnh
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực dễ khiến mọi người tìm mua nhiều thực phẩm lạnh. Trẻ em thường khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của những que kem mát lạnh. Nhưng trên thực tế, ăn đồ lạnh như vậy sẽ dễ làm hỏng dạ dày và ruột của trẻ, dẫn tới tình trạng khó tiêu, tích tụ thức ăn gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.
Làm thế nào để bảo vệ hệ tiêu hóa non yếu của trẻ
Khi thức ăn dồn ứ quá lâu trong ruột và dạ dày, nó sẽ là mối nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe của trẻ. Việc cha mẹ cho trẻ em một cách tùy tiện cũng là mầm mống gây ra nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa.
- Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, người ta tin rằng hệ tiêu hóa quyết định rất lớn đến sự phát triển của một đứa trẻ. Đặc biệt là cơ quan như ruột và dạ dày. Vì vậy, để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, cha mẹ cần tuân thủ chế độ ăn cho trẻ ít thịt, tăng cường ăn cháo kê, cháo khoai để bảo vệ 2 cơ quan này tốt hơn.
- Tích cực vận động
Việc chạy nhảy sẽ cải thiện rất tốt khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ. Vận động cũng có thể giúp điều chỉnh tốc độ tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Theo Aboluowang