THỨ HAI, NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2025 12:38

Bão số 6 (bão Nakari): Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to

Hồi 20 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên đất liền Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Bão số 6 (bão Nakari): Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to - Ảnh 1.

Gió mạnh trên biển, đất liền trong 24 giờ tới:

Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 3-4m. Biển động rất mạnh.

Trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10. Ở Gia Lai, Đắc Lắk gió giật cấp 7. Vùng ven biển các tỉnh từ Bình Định đến Phú Yên có nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 1,5 - 2,5m.

Mưa lớn: Do ảnh hưởng của bão số 6, ngày 12/11 ở các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực:

- Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Đắc Nông, Lâm Đồng: 100-150mm;

- Bình Định đến Khánh Hòa: 200-300mm, cục bộ có nơi trên 300mm;

- Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc: 100-200mm.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.   

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ cao tại huyện:

- Quảng Nam: Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành, TP. Tam Kỳ, Hội An

- Đà Nẵng: Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

- Quảng Ngãi: Ba Tơ, Sơn Tây, Tây Trà, Sơn Hà, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, TP. Quảng Ngãi

- Bình Định: An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn

- Phú Yên: Sơn Hòa, Sông Cầu, Đồng Xuân, Tuy An, sông Hinh, TP. Tuy Hòa

- Khánh Hòa: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, khu vực đèo Khánh Lê (Nha Trang-Đà Lạt), TP. Nha Trang

- Đắk Lắk: M’ Đrắk, Ea Súp, Ea H’leo, Cư M’gar, Buôn Đôn

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ trung bình tại huyện:

- Quảng Nam: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Nông Sơn, Tiên Phước, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Duy Xuyên

- Quảng Ngãi: Trà Bồng,  Minh Long, Sơn Tịnh, Bình Sơn

- Bình Định: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, TP. Quy Nhơn

- Phú Yên: Đông Hòa, Phú Hòa

- Khánh Hòa: Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh

- Đắk Lắk: Lắk, Cư Kuin, Krông Bông, Buôn Ma Thuột, Krông Buk

Q.D

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lo âu xã hội

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder) là một tình trạng tâm lý phổ biến, gây ra sự lo lắng, sợ hãi trong các tình huống xã hội. Những người mắc bệnh này thường cảm thấy khó...
2 ngày trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh