THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:20

“Bão” giảm giá hàng thời trang sau Tết

 

Dạo qua các con phố tại Hà Nội như Chùa Bộc, Hàng Than, Cầu Giấy, Hàng Bông, Tây Sơn …đâu đâu cũng thấy treo băng rôn quảng cáo giảm giá với mức khá cao, như "sales-off 30%, 50%, 70 - 90%", "thanh lý hàng tồn", "big sale", “ thanh lý cửa hàng”... Nhiều cửa hàng còn áp dụng hình hình thức mua 3 tặng 1, mua 2 tặng 1. Sóng giảm giá tràn ngập khắp các hãng thời trang lớn nhỏ như NEM, Eva de Eva , Kappa, Blue Exchange, Fomat…

Đặc biệt, tại những tuyến phố trên, nhiều cửa hàng còn đổ đống các sản phẩm như quần áo, giày dép, túi xách, các phụ kiện thời trang... ngay trên vỉa hè để thu hút khách hàng ghé mua. Mặc dù vậy, không khí mua sắm tại các gian hàng này khá buồn tẻ, đôi lúc chỉ có lác đác người vào xem rồi ra về mà không mua.

 

Chia sẻ với phóng viên thuviensuckhoe.org, chị Nguyễn Mai Thúy - chủ cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang trên phố Chùa Bộc cho biết, vài năm trở lại đây tình hình kinh tế khó khăn, người dân tiết kiệm chi tiêu vì vậy mặt hàng thời trang ngày càng ế ẩm. Nắm bắt được hình hình vậy chúng tôi đã rất dè chừng nhập hàng mới và bán với lãi suất thấp, tuy nhiên lượng người mua rất ít. So với những năm trước lượng khách mua sắm bị sụt giảm mạnh, ước tính tới khoảng 50%. Đặc biệt, nhiều khách hàng thân quen được xếp vào danh sách "Vip" của cửa hàng cũng tỏ ra khá đắn đo và hạn chế mua sắm.

Là người có thâm niên gần 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, theo chị Thúy, năm 2014 là một năm ế ẩm nhất từ trước đến nay. Chính vì vậy, để có thể thu hút khách hàng và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, cửa hàng đã phải mạnh tay giảm giá sản phẩm. Thậm chí nhiều mặt hàng mùa đông vừa mới nhập trước Tết cửa hàng phải chấp nhận bán hòa vốn, thậm chí lỗ để thanh lý kho.

"Việc giảm giá này chúng tôi áp dụng trong tình hình ế ẩm thực tế của cửa hàng, nhằm mục đích tăng sản lượng bán ra và nhanh chóng thu tiền gốc về để xoay hàng mới, chứ không phải chiêu trò gì để lừa khách hàng cả", chủ cửa hàng này phân trần.

Không chỉ chủ cửa hàng trên, mà tình trạng ế ẩm còn xảy ra ở không ít các gian hàng thời trang khác. Vì vậy, để có thể tồn tại và trụ vững trên thị trường, nhiều chủ cửa hàng buộc phải mạnh tay kích cầu, tung chiêu giảm "giá sốc".

Chị Ngọc - chủ cửa hàng thời trang trên đường Cầu Giấy cho biết, chương trình khuyến mãi giảm giá của cửa hàng chị được bắt đầu từ trước Tết, với dự định ban đầu sẽ chỉ giảm 15 ngày để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nửa tháng trôi qua lượng khách đến mua vẫn khá èo uột. Do đó, để có thể nhanh chóng tiêu thụ nhanh chóng được số hàng đang tồn đọng, cửa hàng chị đã quyết định kéo dài thời gian khuyến mãi đến hết ngày 8/3.

 

Cũng theo chị Ngọc, mặc dù sau Tết Nguyên Đán cửa hàng vẫn đang tung ra chương trình giảm giá mạnh tới 50%, nhưng kể từ ngày mở cửa hàng lại (từ mùng 8 âm lịch) đến nay chị mới bán được duy nhất một chiếc quần bò với giá 200 nghìn đồng.

Chị Nguyễn Thị Nhung (Nhân viên Cty Nisan) cho biết, ban ngày đi làm nên tranh thủ buổi tối mấy chị em khu trọ lại rủ nhau lượn phố mua quần áo. Vì điều kiện thu nhập thấp nên chúng em thường chờ đến khi các shop thời trang giảm giá, xả hàng, để săn hàng giá rẻ, tiết kiệm chi tiêu.

Hào hứng vì mua được món đồ giảm giá, Nhung chia sẻ: “Bình thường chiếc áo này có giá hơn 700.000 nhưng giờ giảm xuống còn 350.000. Mặc dù áo đẹp, chất xịn nhưng nếu không phải cửa hàng giảm giá tới một nửa thì chắc em cũng không thể mua chiếc áo len với mức giá ấy”.

Cùng chung tâm lý với Nhung, chị Thùy Linh ở Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho rằng, bình thường rất khó mua đồ của những hãng thời trang có tiếng vì giá cao, có sản phẩm vài triệu đồng nhưng nhờ dịp giảm giá  cuối mùa này mà những người có thu nhập thấp như mình  thể mua được món đồ yêu thích.

N.Síu

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh