THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:12

Báo động tình trạng giới trẻ hút thuốc lá điện tử

Ngày 25/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng tổ chức Health Bridge Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về “thực trạng, thách thức và giải pháp trong phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam”. 

Hội thảo là dịp để các phóng viên, biên tập viên cập nhật được những thông tin, kiến thức mới, hữu ích về các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới và biện pháp kiểm soát sử dụng thuốc lá. Qua đó, các phóng viên, biên tập viên sẽ nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng để công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá được diễn ra hiệu quả.

Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo.

Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo.

Tại Hội thảo, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo liệu điều thống của Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam hiện là nước đứng thứ 15 trên thế giới về sử dụng thuốc lá với 15,4 triệu người. Trong đó có 14,8 triệu người là nam, 603.000 người là nữ. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng thuốc mới ở các thành phố xu hướng tăng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên, giới trẻ. 

Đáng nói, tiền thuế thu được từ thuốc lá không đủ để bù đắp chi phí điều trị các căn bệnh có liên quan đến thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… 

Tại Việt Nam, thuốc lá được xác định là tác nhân gây ra khoảng 40.000 ca tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo đến năm 2030 sẽ có tới 70.000 người tử vong/năm nếu Việt Nam không có các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phòng Nghiệp vụ, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế chia sẻ tại hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phòng Nghiệp vụ, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế chia sẻ tại hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phòng Nghiệp vụ, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm người Việt chi 49.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa -hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) chiếm khoảng 1% GDP của Việt Nam. Tỉ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015, trong đó nam giới tăng 14 lần, nữ giới tăng 10 lần.

Theo bà Hương, Bộ Y tế đề xuất cấm các loại thuốc lá điện tử là hợp lý. Hiện nay cấm quảng cáo thuốc lá nhưng có đến 90% các điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm quy định trưng bày, xuất hiện nhiều hình thức quảng cáo các sản phẩm thuốc lá, thuốc lá điện tử tràn lan trên mạng xã hội, rất khó kiểm soát.

Theo đại diện Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam và các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cấm nhập khẩu, quảng cáo và bán các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá thế hệ mới.

Điều này không chỉ để ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng trong giới trẻ mà còn nhằm bảo vệ sức khỏe, trí tuệ của những “mầm xanh” của đất nước.

XT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh