Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2021
- Y học 360
- 02:49 - 02/09/2021
- Cùng bánh trung thu VinMart gửi lời chúc "Tết đoàn viên, trọn an nhiên" tới gia đình và những người thân yêu
- Bánh Trung thu "cao cấp" xả hàng giảm 50%, đồng giá 25.000 đồng/chiếc bên lề đường
- Ăn liền 3 chiếc bánh Trung thu, người phụ nữ bệnh tiểu đường rơi vào hôn mê, suýt mất mạng
- 5 lưu ý khi chọn mua bánh Trung thu
Nhu cầu sử dụng bánh Trung thu sẽ tăng cao trong thời điểm sắp tới.
Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu sẽ tăng cao. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị UBND, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ tình hình thực tế địa phương, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, triển khai các nội dung sau:
1.Đối với các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội:
- Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19 trong sản xuất như nguyên tắc 3 tại chỗ, một cung đường hai điểm đến...
- Người tiêu dung chỉ mua, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ rang. Không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định của Bộ Y tế. Lưu ý kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng khi mua sản phẩm thực phẩm qua hình thức trực tuyến.
2. Đối với các tỉnh/thành phố không trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội:
- Tăng cường tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và lưu thông sản phẩm thực phẩm, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động phù hợp tình hình thực tế để kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, trong đó tập trung, ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, chợ đầu mối…
3. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
Trong quá trình triển khai, các đơn vị chú ý tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 phù hợp với tình hình địa phương.