Bão Bebinca sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh, Nam Định
- Tây Y
- 22:40 - 14/08/2018
Đường đi của bão số 4
Dự báo đến trưa mai (15/8), tâm bão ở trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6; phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 10 giờ ngày 16/8, tâm bão ở trên khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 120km về phía Đông.
Bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 17/8, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 40km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Từ đêm nay đến ngày 15/8 ở phía Đông Bắc Bộ có mưa rải rác, sau đó các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt).
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (14/8), ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh.
Tỉnh Quảng Ninh ra công điện khẩn
Để chủ động các biện pháp đối phó với cơn bão số 4 (Bebinca), ngày 14-8, UBND tỉnh Quảng Ninh ra công điện khẩn.
Tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố và các đơn vị trên địa bàn chủ động các biện pháp đối phó với cơn bão này.
Cụ thể, phải thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm; neo đậu tàu thuyền, gia cố các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản, kiên quyết không để người dân ở lại lồng bè, tàu thuyền khi bão đổ bộ.
Tổ chức theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện.
Các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đá, khu vực ven sông, suối có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, khu vực bão thải. Tuyệt đối không được để xảy ra thiệt hại về người.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc khẩn trương triển khai ngay các phương án đảm bảo an toàn với các khu khai thác hầm lò, bãi thải, các vùng có nguy cơ sạt lở.
Ngành giao thông vận tải theo dõi diễn biến bão, tạm ngừng cấp phép tàu thuyền tham quan du lịch trên biển khi không đảm bảo an toàn, có yêu cầu.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương, các công ty TNHH 1 Thủy lợi theo dõi thường xuyên mực nước tại các hồ chứa nước, chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa và công trình phòng chống thiên tai trên địa bản.
|
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngăn Ngừa Bệnh Tim Và Đột Quỵ Ở Người Cao Tuổi: Bí Quyết Sống Khỏe Mạnh Và An Toàn
Bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và vai trò của y học hiện đại...
2 tháng trước
Tin nên đọc