THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:57

Bàn nhậu và phong bì nuôi phân bón giả

Chụp ảnh nhãn mác phân bón giả của Công ty Thuận Phong. Ảnh: H. Thiên Nga.Chụp ảnh nhãn mác phân bón giả của Công ty Thuận Phong. Ảnh: H. Thiên Nga.

Theo TS Nghĩa, việc quản lý phân bón giữa hai Bộ NN&PTNT (phân bón hữu cơ, phân bón khác) và Bộ Công Thương (phân bón vô cơ) đang thể hiện nhiều bất cập. Nạn phân bón giả hiện đang được “giải quyết trên bàn nhậu và phong bì thôi”.

Làm phân bón giả, họ lời hàng chục, trăm tỷ đồng, có chi ra mấy chục, trăm triệu là chuyện quá nhỏ. Đó là mánh lời lớn mà họ đang xâu xé nhau. Cuối cùng, nông dân là người đóng góp cho miếng bánh đó, cũng là người gánh chịu hậu quả. Trong khi đó, cả lực lượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp, quản lý thị trường... ở các địa phương đều không giúp nhiều cho công tác quản lý.

 

Bàn nhậu và phong bì nuôi phân bón giả - ảnh 1TS Nguyễn Đăng Nghĩa.
 Thưa ông, để một Trung tâm “cấp bậy” hơn 800 sản phẩm phân bón, trong khi cả nước chỉ khoảng 5.000 loại sản phẩm phân bón là con số rất lớn, ông đánh giá thế nào?

Cái này phải hỏi người đứng đầu cơ quan chủ quản, là Bộ NN&PTNT. Kỳ Quốc hội nào cũng chất vấn về phân bón giả, kém chất lượng, sao không thực hiện được?... Người điều khiển bàn cờ mới quan trọng còn di chuyển chỉ là con tốt thôi. Như vừa rồi, trong vụ Cty Thuận Phong, đoàn công tác 389 phát hiện ra Trung tâm Khảo nghiệm phân bón phía Nam có dấu hiệu sai phạm khi cấp chứng nhận trên 30 loại phân bón… nhưng chưa thấy Bộ xử lý, vì sao?

Mọi người vẫn nói về lợi ích nhóm trong quản lý phân bón, ông thấy vấn đề hiện nay ra sao?

Chắc chắn có. Nhưng để chứng minh tỉ mỉ thì chưa thể. Chắc chắn có lợi ích nhóm thì bên này bênh vực bên kia. Mà không ít đâu. Ngay cả trong thủ tục, khi DN muốn qua sông phải lụy nhiều lắm. DN ai cũng muốn làm nhanh, cần tiền tỷ, cái đó chia nhau chứ gì nữa. Ông này muốn tồn tại thì phải “cấp trên” cho phép mới dám làm chứ. Họ không trực tiếp “xử lý”, nhưng lễ tết gì đó vẫn phải phong bì chứ.

 

Bàn nhậu và phong bì nuôi phân bón giả - ảnh 2Loại phân bón đã bị cơ quan chức năng khẳng định là hàng giả của Cty Thuận Phong. Ảnh: Hoàng Thiên Nga.
Thưa ông, Việt Nam có hàng nghìn loại phân bón, trong khi quản lý còn nhiều bất cập, ông có thể đưa ra giải pháp gì?

Cả nước có khoảng 5.000 loại phân bón trong danh mục, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón, lắm bất cập thế nhưng chưa có đánh giá nào để chỉ ra các nhà máy thu vài trăm tỷ đồng với nhà máy thu vài chục triệu đồng. Cùng đó, việc chứng nhận phân bón tùm lum như thế thì sao quản lý xuể…

Nông dân là những người còn nghèo khó, cứ thấy phân bón màu đẹp, bao bì đẹp, giá mềm, có phần thưởng là “chơi” thôi. Ở đây, có khi cả nông dân và DN lại đi làm giàu cho đại lý.  Các đại lý phân bón vốn bỏ ra ít, nhưng họ hưởng đủ thứ, giàu sụ, có khi còn được đi nước ngoài, nước trong. Đây cũng là nơi thường tiếp tay bán phân giả, kém chất lượng.

Theo tôi, cách làm sao để trên thị trường chỉ cần 100 loại phân bón, nhưng có sự cạnh tranh. Chúng ta kiểm soát xem doanh nghiệp nào, nhà máy đạt tiêu chuẩn, về con người, trình độ, trang thiết bị công nghệ… để sản xuất ra loại phân bón đó thì cho tồn tại. Như vậy, không cần khảo nghiệm hay kiểm nghiệm gì cả.  Họ tự cạnh tranh bằng chất lượng.

Chẳng hạn, 2016 này, còn 100 DN sản xuất phân bón, anh nào có hàng đẹp, chất lượng tốt, bao bì tốt, chăm sóc khách hàng tốt thì họ sống khỏe. Việc kiểm tra giám sát cũng rất nhanh. Ông nào không đạt yêu cầu thì phạt. Phạt lần 1 thật nặng, lần 2 không đạt yêu cầu, rút giấy phép. Thế thôi, là đâu vào đấy hết.

Nghĩa là, theo ông Việt Nam chỉ cần khoảng 100 loại phân bón là đủ?

Đúng thế. Tôi cho rằng, ở Việt Nam chỉ cần khoảng 100 loại phân bón là thoải mái. Tôi nói có cơ sở. Chúng ta sẽ đưa ra khoảng 10 loại cây trồng chủ lực, mỗi loại chỉ cần 4-6 loại phân bón chuyên dùng cho nó, trong kỳ sinh trưởng, mùa vụ. Như vậy tất cả mình chỉ cần 60 loại phân bón chuyên dùng, còn 40 loại phân tự do, cả phân bón lá, loại khác, đến 100 loại là bão hòa rồi.

P.TUẤN (Theo TPO)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh