Bài test sức khỏe để biết bạn có bị mắc bệnh răng miệng hay không
- Y học 360
- 20:04 - 19/05/2020
Bệnh răng miệng được các nhà khoa học công nhận là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới. Hầu hết 90% người lớn hay trẻ em đều đã và đang mắc các bệnh như sâu răng, bệnh nha chu hay nặng nhất là ung thư miệng.
Thế nhưng sức khỏe răng miệng lại luôn bị bỏ qua nhiều nhất, dẫn đến việc đi khám khi bệnh đã chuyển nặng. Trước tình hình này, các y bác sĩ thuộc khoa Nha khoa của bệnh viện Y khoa Chiết Giang (Trung Quốc) đã tạo một bài test nhỏ dưới hình thức tự kiểm tra, giúp bạn tự chẩn đoán tình trạng răng miệng của mình.
Theo đó, bạn hãy trả lời hết 22 câu hỏi này, mỗi đáp án được quy ra mức điểm tương ứng như sau: A – 2 điểm, B – 1 điểm, C – 0 điểm. Hãy nhớ cộng số điểm ngay lúc trả lời câu hỏi rồi đối chiếu với kết quả cuối cùng nhé. Lưu ý bảng câu hỏi này khuyên dùng cho người trên 12 tuổi.
Câu 1. Bạn có bị chảy máu khi đánh răng không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên, chảy nhiều kèm đau nhức
Câu 2. Nướu của bạn có màu hồng không?
A. Có
B. Màu đỏ sẫm, nhưng vẫn bình thường
C. Màu đỏ sẫm, mềm và sưng, thậm chí có mủ
Câu 3. Bạn có cao răng không?
A. Không
B. Có ít
C. Rất nhiều, bao quanh cả hàm
Câu 4. Bạn có bị teo nướu không? (để lộ cả chân răng)
A. Không
B. Vừa phải
C. Có
Câu 5. Răng của bạn có chắc chắn không?
A. Ổn định
B. Một vài răng hơi lung lay
C. Đa số răng đều lung lay
Câu 6. Bạn có hay bị giắt thức ăn ở kẽ răng không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên
Câu 7. Bạn có mùi hôi miệng không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên
Câu 8. Bạn có hay dùng răng cắn hạt cứng hoặc mở nắp bia không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên
Câu 9. Bạn có thường xuyên uống nước có gas và ăn đồ ngọt không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên
Câu 10. Răng của bạn có phản ứng thế nào khi ăn thức ăn nóng và lạnh?
A. Bình thường
B. Thỉnh thoảng đau nhức
C. Rất nhạy cảm và hay bị ê buốt
Câu 11. Bạn có bị sâu răng không?
A. Không
B. Có nhưng không đau
C. Có và kèm theo đau ê ẩm
Câu 12. Bạn đã từng đau răng chưa?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên, đau đến mức không ngủ được
Câu 13. Bạn có thói quen mút ngón tay, lè lưỡi, cắn môi hay nghiến răng không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên
Câu 14. Răng của bạn có gọn gàng và không bị khểnh hay lệch gì không?
A. Gọn gàng, đều cả hàm
B. Không gọn gàng, ảnh hưởng đến ngoại hình
C. Xô lệch nhiều, ảnh hưởng đến chức năng nhai
Câu 15. Bạn có gặp vấn đề gì khi mở miệng không?
A. Không
B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên, miệng không thể mở hoặc không mở to được
Câu 16. Bạn có bị thiếu răng nào không?
A. Không
B. Thiếu một vài răng
C. Thiếu nhiều răng nghiêm trọng
Câu 17. Bạn có vết loét, mụn nước, mủ hoặc khối u nào trong miệng không?
A. Không
B. Có, nhưng không đau
C. Có và thường đau nhức, chảy máu
Câu 18. Bạn đánh răng mấy lần mỗi ngày?
A. 2 lần trở lên
B. 1 lần
C. Không nhất thiết ngày nào cũng phải đánh
Câu 19. Bạn đánh răng thế nào?
A. Chải theo chiều ngang
B. Chải theo chiều ngang và chiều dọc
C. Chải tự do theo ý muốn
Câu 20. Bạn có thường xuyên thay thế bàn chải đánh răng không?
A. Thay thường xuyên
B. Cứ sau 3-6 tháng
C. Hơn 6 tháng trở lên
Câu 21. Bạn có dùng chỉ nha khoa không?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Không bao giờ
Câu 22. Bạn có đi khám nha khoa định kỳ không?
A. Ít nhất 1 năm 1 lần
B. Chỉ đi khi bị đau răng
C. Không cần đi khám kể cả khi đau răng
Hãy cộng điểm lại và đối chiếu với kết quả xem nào:
34 – 44 điểm: Xin chúc mừng, răng miệng bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Miễn là cứ tuân thủ đúng cách đánh răng, giữ thói quen ăn uống lành mạnh và đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ, răng của bạn sẽ mãi như 20 tuổi.
23 – 33 điểm: Bạn cần cảnh giác ngay bây giờ, bởi sức khỏe răng miệng đang ở trong tình trạng bất ổn đấy. Nếu không điều trị sớm thì chúng sẽ còn gây nhiều bệnh cho cơ thể nữa, hãy đi khám ngay càng tốt.
12 – 22 điểm: Tình trạng răng miệng của bạn đang rất yếu rồi. Càng chần chừ thì không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều chứng bệnh mãn tính về sau.
0 – 11 điểm: Răng miệng đang lên tiếng "kêu cứu" rồi đấy, bạn cần phải điều trị ngay lập tức. Bằng không về già bạn sẽ chẳng còn nguyên vẹn "bộ hàm" của mình đâu.
Theo Aboluowang