CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:19

Bài học từ thảm họa động đất Nepal

 

Nepal là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới, với GDP bình quân đầu người 694USD, thậm chí còn thấp hơn Mali và Burkina Faso.

Với tỷ lệ 40% thất nghiệp, đất nước phụ thuộc nhiều vào các công dân làm việc ở nước ngoài, với số tiền họ gửi về nước chiếm gần 1/3 hoạt động kinh tế. Năm 2008, chế độ quân chủ kéo dài 240 năm cuối cùng được xóa bỏ sau thập kỷ đầy bạo lực với các cuộc nổi dậy.

Bất ổn chính trị làm suy yếu hiệu quả của chính phủ, trong đó có trách nhiệm của các tổ chức trong việc chuẩn bị ứng phó với động đất cũng như các vấn đề liên quan như cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị. Sau trận động đất hôm 25/4, các tổ chức này là trọng tâm của cải cách trong việc giảm thiểu tác động của thiên tai trong tương lai.

Cơ sở hạ tầng

Trận động đất lần này là lời nhắc nhở về sự cần thiết phải đồng thời đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt, tầm nhìn xa về chính sách, các tổ chức phòng chống thiên tai.

Trong trường hợp của Kathmandu, điều kiện địa chất không ổn định, cùng với mật độ dân số cao và xây dựng kém chất lượng, tạo ra môi trường nguy hiểm. Theo tờ Demographia, Kathmandu là thành phố dày đặc thứ 33 trên thế giới. Ngoài ra, cấu trúc và quy hoạch đô thị còn yếu kém. Trong cuộc phỏng vấn năm 2012, một kỹ sư cao cấp thuộc Cục Phát triển Đô thị và Xây dựng nhà cho biết, việc xây dựng thường được tiến hành mà không có sự đồng ý về quy hoạch. Đáng ngạc nhiên hơn, 95% các văn phòng chính phủ Nepal vi phạm các quy định xây dựng đất nước.

Trong trận động đất vừa rồi, Nepal đã rất may mắn. Nếu bi kịch xảy ra vào ban đêm, số tử vong sẽ cao hơn nhiều. Ngoài ra, nó xảy ra vào ngày thứ Bảy, khi trẻ em không đến trường. Thật vậy, các trường học không chịu được động đất, do những hạn chế về ngân sách và tham nhũng khiến xây dựng kém chất lượng, và nhận thức ít ỏi về những rủi ro dẫn đến việc chuẩn bị không đầy đủ.

Số người chết trong trận động đất gần đây vượt quá 7.000 người. Ước tính sơ bộ của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết, thiệt hại vật chất và kinh tế có thể vượt quá GDP hàng năm 20 tỷ USD của Nepal. Với việc thiếu thông tin, hiện vẫn chưa  biết liệu các đập thủy điện gần tâm chấn có bị ảnh hưởng hay không. Nepal chịu cuộc khủng hoảng điện, và hiện giờ vấn đề có thể trầm trọng thêm. Các trận động đất có thể trì hoãn việc xây dựng đập thủy điện trị giá 1,6 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ.

Ngoài ra, nền kinh tế khiêm tốn của Nepal đang mất cân bằng. Du lịch, chiếm khoảng 8% nền kinh tế và 7% lực lượng lao động, sẽ xấu đi đáng kể trong vài tháng tới, gây ra những khó khăn kinh tế xã hội cho người lao động và gia đình.

 

Cơ sở hạ tầng là lĩnh vực Nepal cần cải thiện sau trận động đất lần này. Ảnh: Diplomat

 

Hệ thống ứng phó

Ngoài cơ sở hạ tầng kiên cố, hệ thống ứng phó tốt là yếu tố quan trọng.

Nepal và các nước đang phát triển khác có thể rút ra những bài học từ thảm kịch mới đây. Tại các thành phố, các tòa nhà mới xây dựng phải chịu được động đất. Các công trình công cộng thiết yếu như bệnh viện, trường học và trạm cảnh sát phải được xây dựng theo các tiêu chuẩn an toàn cao hơn, hiện đang được sử dụng tại các nước chịu nhiều động đất như Nhật và New Zealand.

Để đạt được điều này, cả chính phủ và các nhà tài trợ nên đưa ra yêu cầu tăng cường năng lực bản địa để quản lý thiên tai và cải thiện chức năng thể chế. Dựa trên những kinh nghiệm sau thiên tai của các nước đang phát triển khác, có rất ít lý do để lạc quan, Nepal sẽ chuyển sang trang mới. Tuy nhiên, một khi mất dần sự quan tâm, Nepal sẽ trở lại với thực tế nghiệt ngã của cuộc sống hàng ngày, đối mặt với cơ sở hạ tầng kém an toàn, bế tắc chính trị, chính sách quản lý không hiệu quả và tham nhũng.

Nepal nên lợi dụng cuộc khủng hoảng lần này để vứt bỏ những cái đã lỗi thời và cải thiện khả năng quản lý.

Theo Công an nhân dân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh