CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:15

Bài học từ sự ứng phó của các công ty ở Trung Quốc trong dịch bệnh

Trong năm nay, Trung Quốc đã và đang chứng kiến 7 tuần của tương lai. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến việc di chuyển bị đình trệ, cửa hàng, công viên đóng cửa, người dân đều đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt. 

Hiện tại, Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại. Khi phần còn lại của thế giới đang lên kế hoạch tương tự, thì nhiều công ty ở Trung Quốc buộc phải tự ứng phó với đại dịch đang sử dụng những kinh nghiệm ban đầu của họ để tạo ra một kế hoạch chi tiết cho những khu vực khác.

Trong những tháng gần đây, cách ứng phó của các công ty ở Trung Quốc đã trở thành tâm điểm cho chủ đề thảo luận đối với những nhà phân tích Phố Wall, khi các thương hiệu toàn cầu như Nike, Starbucks, Disney chia sẻ những kinh nghiệm của họ tại thị trường tỷ dân trong cuộc họp với nhà đầu tư.

Ví dụ, Nike gần đây cho biết họ đã "nhìn thấy một khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc" và đã học hỏi được những kinh nghiệm tốt nhất để có thể áp dụng ở những nơi khác. Ngoài ra, khi Volkswagen mở cửa trở lại nhà máy ở Wolfsburg, Đức vào tuần này, công ty cũng áp dụng kinh nghiệm trước đó với việc tái khởi động 32 trong số 33 nhà máy tại Trung Quốc.

Theo các lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia, những chiến lược mới mà các công ty đưa ra sẽ không giúp mọi thứ trở lại bình thường. Họ cho biết, thay vào đó, cuộc khủng hoảng có thể thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta làm việc, mua sắm và quản lý doanh nghiệp.

Dưới đây là những thay đổi trong của các doanh nghiệp tại Trung Quốc – có thể sẽ diễn ra ở khắp thế giới:

Đối với Despina Katsikakis, không gian làm việc đã bắt đầu có những khác biệt. Katsikakis là chủ tịch công ty bất động sản thương mại Cushman & Wakefield, chủ yếu tập trung vào các hoạt động đổi mới và mới nổi. Tại Trung Quốc, công ty này đã hỗ trợ và đưa hơn 1 triệu nhân sự quay lại làm việc. Theo quan điểm của Katsikakis, cuộc khủng hoảng này đã đưa không gian làm việc phát triển nhanh hơn tới cả thập kỷ.

Công ty này đang hy vọng có thể tận dụng sự thay đổi đó, bắt đầu với việc giới thiệu cho khách hàng về mô hình "Six Feet Office" (mỗi bàn làm việc cách nhau gần 2m). Tại các văn phòng đó, nhân viên được yêu cầu chỉ đi một chiều – theo chiều kim đồng hồ, tránh di chuyển qua những người khác để phòng virus lây lan. Katsikakis cho biết một trong những lợi ích lớn nhất mà công ty học hỏi được từ những ứng phó ở Trung Quốc đó là "chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta tin tưởng sẽ quay trở lại môi trường làm việc lành mạnh."

Di chuyển theo chiều kim đồng hồ tại nơi làm việc. 

Trong vài năm tới, Katsikakis cho rằng sẽ có những bề mặt cảm biến thay thế cho các bề mặt sử dụng chung mà chúng ta thường chạm vào. Ví dụ, thay vì sử dụng thẻ để đi vào toà nhà, bạn sẽ phải sử dụng máy nhận dạng khuôn mặt và mã QR trên điện thoại.

Ngoài ra, các công ty khác dự kiến sẽ đầu tư nhiều hơn hệ thống lọc không khí trong các văn phòng để giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm hoặc lây bệnh. Theo Katsikakis, một số doanh nghiệp thậm chí có thể sử dụng tấm chắn bằng mica tại các bàn làm việc. Để tránh khả năng bề mặt bị nhiễm bẩn, công ty của Katsikakisgợi ý việc dán một tờ giấy lên đó và thay hàng ngày. ể từ khi công bố dự án "Six Feet Office", công ty này đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía khách hàng.

Jared Spataro – phó chủ tịch Microsoft 365, cho biết: "Cách chúng ta tương tác trong công việc cũng thay đổi. Nhu cầu đối với các phần mềm sử dụng cho doanh nghiệp đã bùng nổ ở mức chưa từng có, ví dụ như Microsoft Teams." Ông cho biết ứng dụng này đã có tới 75 triệu người dùng hàng ngày, tăng 70% so với tháng trước. Spataro chia sẻ với CNN: "Chúng tôi có một ‘cỗ máy thời gian’ khi các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc quay lại làm việc, trường học sớm hơn."

Bài học từ sự ứng phó của các công ty ở Trung Quốc trong dịch bệnh: Không gian làm việc, hoạt động kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi hoàn toàn!   - Ảnh 2.

Deborah Weinswig – CEO của Coresight Research, cho rằng, theo một cách nào đó, bây giờ là thời điểm hoàn hảo để các thương hiệu thu hút khách hàng mới và tạo sự kết nối lâu dài. Khi hàng triệu người ở trong nhà, họ sẽ có những thói quen và lối sống mới.

Trong khi Nike đã thúc đẩy hoạt động mua sắm online từ trước khi dịch bệnh bùng phát, nhưng Weinswig cho biết hoạt động này mới thực sự tăng tốc ở những tháng gần đây. "Gã khổng lồ" này đã ghi nhận lợi nhuận vượt trội vào tháng 3, một phần vì nhanh chóng thúc đẩy hoạt động kinh doanh online tại Trung Quốc. Doanh số ở mang này đã tăng tới 30% trong quý I tại đại lục, trong khi người dùng trong ứng dụng tăng 80%.

Theo John Knapp – giám đốc điều hành Boston Consulting Group, đại dịch cũng có thể khiến chuỗi cung ứng toàn cầu buộc phải tái cấu trúc. Ông nhận định, chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng "được thiết kế để ưu tiên sự hiệu quả hơn là tính linh hoạt và khả năng hồi phục". Nhưng vài tháng qua, "tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và nguồn cung quan trọng, cùng với việc nhân sự sụt giảm, đã tạo ra những rủi ro tiềm ẩn". Điều này buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc về cách vận chuyển hàng hoá.

Một công ty có thể giúp chuỗi cung ứng thay đổi cách vận chuyển đó là IBM. "Gã khổng lồ" công nghệ này cung cấp chương trình quản lý chuỗi cung ứng dựa trên AI và cho biết họ thấy nhu cầu tăng đáng kể khi nhiều khách hàng tìm đến dịch vụ này, nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tiếp theo. 

Tham khảo CNN

Lục Lam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh