THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:00

Bác sỹ cảnh báo những nguy hiểm không ngờ của việc dùng tăm bông ngoáy tai hàng ngày

Thường xuyên ngoáy tai sẽ gây tổn thương da ống tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có thể xâm nhập xuống dưới lớp biểu bì gây viêm ống tai ngoài

Nhưng đây lại là thói quen xấu, có thể gây tổn thương da ống tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có thể xâm nhập xuống dưới lớp biểu bì gây viêm ống tai ngoài.

Dưới đây là lời khuyên của TS.BS Phạm Thị Bích Đào (bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) về thói quen ngoáy tai mà nhiều người mắc phải.

Ống tai ngoài là một ống đi từ cửa tai tới màng nhĩ. Do màng nhĩ nằm chếch xuống dưới và vào trong, nên thành trước dưới của ống tai ngoài dài hơn thành trên sau (thành trên sau dài 25 mm, thành trước dưới dài 30 - 31mm).

Ống tai ngoài cong hình chữ S, lúc đầu hướng vào trong, ra trước và lên trên, rồi hơi cong ra sau và cuối cùng lại tiếp tục hướng vào trong, ra trước, nhưng lại hơi xuống dưới.

Vì vậy, khi thăm khám màng nhĩ, ở người lớn ta phải kéo loa tai lên trên ra ngoài và ra sau, để giảm bớt độ cong. Ống tai có hình bầu dục, nhưng không đều nhau.

Ống tai có 2 chỗ hẹp, chỗ hẹp thứ nhất ở nơi tận hết của phần sụn, chỗ hẹp thứ 2 ở phần xương cách xoăn tai 20mm. Ống tai mở ra ngoài ở đáy xoăn tai bởi lỗ ống tai ngoài.

Phía trước, ống tai ngoài liên quan với mỏm lồi cầu của xương hàm dưới. Lách giữa phần sụn của tai ngoài và mỏm lồi cầu có một phần nhỏ của tuyến nước bọt mang tai. Do vậy, một va chạm vào cầm làm cho lồi cầu xương hàm dưới trật ra sau, có thể làm vỡ ống tai ngoài.

Phần trên, phần xương ống tai ngoài liên quan với tầng sọ giữa.

Phía sau, ống tai ngoài ngăn cách với xoang chùm bởi 1 lớp xương mỏng.

Màng nhĩ là một màng mỏng, kết thúc giới hạn ống tai ngoài. Màng nhĩ nằm chếch tạo với thành dưới ống tai ngoài một góc khoảng 55°. Ống tai ngoài có các tuyến ráy, có nhiệm vụ tạo thành một lớp bảo vệ ống tai ngoài.

Không nên dùng bất cứ dụng cụ nào để ngoáy tai, nếu ngứa tai hoặc có ráy tai, nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để xử trí

Việc sử dụng dụng cụ ngoáy tai như tăm bông… tác động lên thành ống tai, làm mất đi lớp biểu bì bảo vệ tai, có thể gây tổn thương da ống tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có thể xâm nhập xuống dưới lớp biểu bì gây viêm ống tai ngoài.

Đồng thời do ống tai ngoài có cấu trúc tạo thành một đường cong vì thế dễ chấn thương nếu tự ngoáy tai.

Do không kiểm soát được vị trí tác động nên người ngoáy tai có thể làm tổn thương ống tai ngoài, đẩy khối ráy tai vào sâu hơn, thủng màng nhĩ, trong một số trường hợp cá biệt có thể tổn thương hệ thống xương con thậm chí cả tai trong.

Đặc biệt khi đang ngoáy tai bị các lực khác tác động vào như bị người khác xô vào, vướng tay vào vật nào đó xung quanh hoặc ngã… Và việc xử trí những tai biến này rất khó khăn.

Và lời khuyên của thầy thuốc là không nên dùng bất cứ dụng cụ nào để ngoáy tai. Nếu ngứa tai hoặc có ráy tai, nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để xử trí.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh