Bác sĩ giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu: Bị phù khi mang thai có nên uống ít nước?
- Bác sĩ
- 00:00 - 11/05/2020
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất thêm khoảng 50% lượng máu và chất dịch để đáp ứng nhu cầu của em bé đang phát triển. Không những thế, chất lỏng bổ sung này còn giúp làm mềm cơ thể, các khớp và mô xương chậu, cho phép cơ thể "mở rộng" trong quá trình em bé lớn lên và sinh nở. Nó chiếm khoảng 25% trọng lượng của người mẹ trong thời kỳ mang thai.
Sưng, hay còn gọi là phù, là chuyện bình thường trong thai kỳ. Nó được gây ra bởi máu và chất lỏng bổ sung này. Thông thường, thai phụ sẽ bị phù ở những bộ phận như mặt, tay, chân.
Sưng, hay còn gọi là phù, là chuyện bình thường trong thai kỳ. Nó được gây ra bởi máu và chất lỏng bổ sung này (Ảnh minh họa).
Bị phù khi mang thai, hầu hết các mẹ đều cho rằng nên hạn chế uống nước. Nhưng Giáo sư Bác sĩ Y S Nandanwar, Trưởng khoa Sản Phụ khoa trường Đại học Y khoa Lokmanya Tilak và Bệnh viện Sion, Mumbai, Ấn Độ giải thích: "Gần 80% cơ thể chúng ta là nước, nó là thứ cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nhưng việc uống quá nhiều hoặc ít nước có thể cản trở việc bơm máu, từ đó khiến bạn bị phù. Hơn nữa, trong quá trình mang thai, hormone progesterone được giải phóng gây ứ nước cũng là nguyên nhân gây phù cho thai phụ. Điều này cho thấy dù bạn có giảm lượng nước uống thì cũng chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn là cải thiện nó".
Vì vậy, Giáo sư bác sĩ Nandanwar khuyến cáo mỗi phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 10 - 12 ly nước (khoảng 3 - 4 lít) mỗi ngày. Và hãy luôn nhớ rằng việc uống ít nước không giúp bạn tránh được chứng phù nề trong khi mang thai.
Ngoài ra, bị phù trong thai kỳ còn được gây ra bởi các nguyên nhân khác như: thiếu protein, thiếu máu, bệnh tim, huyết khối và bệnh chân voi. Do đó, tốt nhất các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa ngay khi bạn bị sưng phù hoặc cảm thấy khó chịu.
Một số gợi ý để tránh bị phù khi mang thai:
- Tránh đứng trong thời gian dài.
- Giảm thiểu thời gian hoạt động ngoài trời khi trời nóng.
- Gác chân lên cao khi nằm.
- Mang giày thoải mái.
- Không mặc quần áo bó sát quanh cổ tay hoặc mắt cá chân.
- Đi bơi.
- Chườm đá lên nơi bị sưng phù.
- Uống nước nhiều giúp xả nước và giảm khả năng giữ nước.
- Ăn nhạt.
- Tập thể dục nhẹ nhàng.